Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp nào thì trại giam không được bố trí làm công việc nặng nhọc, độc hại?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp nào thì trại giam không được bố trí làm công việc nặng nhọc, độc hại?
- Giám thị trại giam có được yêu cầu phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm thêm giờ không?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính thì có được giam giữ riêng không?
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp nào thì trại giam không được bố trí làm công việc nặng nhọc, độc hại?
Trường hợp không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2013-TTLT-BCA-BQP-BTC như sau:
Chế độ lao động của phạm nhân
...
2. Không bố trí công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định đối với các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên;
b) Phạm nhân là người chưa thành niên;
c) Phạm nhân là nữ;
d) Phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần) để lao động nặng nhọc, độc hại.
3. Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây được nghỉ lao động:
a) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe để lao động và được y tế của trại giam xác nhận;
c) Phạm nhân đang điều trị tại trạm xá, bệnh xá hoặc bệnh viện;
đ) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế của trại giam xác nhận.
Như vậy, theo quy định, không bố trí làm công việc nặng nhọc, độc hại đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc các trường hợp sau đây:
(1) Phạm nhân là nam từ 60 tuổi trở lên;
(2) Phạm nhân là người chưa thành niên;
(3) Phạm nhân là nữ;
(4) Phạm nhân được y tế của trại giam xác định không đủ sức khỏe (mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần) để lao động nặng nhọc, độc hại.
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù thuộc trường hợp nào thì trại giam không được bố trí làm công việc nặng nhọc, độc hại? (Hình từ Internet)
Giám thị trại giam có được yêu cầu phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm thêm giờ không?
Việc yêu cầu phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm thêm giờ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 12/2013-TTLT-BCA-BQP-BTC như sau:
Chế độ lao động của phạm nhân
1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù ở trại giam, phạm nhân có nghĩa vụ phải lao động để cải tạo và trở thành công dân có ích cho xã hội; Giám thị trại giam có trách nhiệm bố trí lao động cho phạm nhân phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng phạm nhân và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục phạm nhân.
Thời gian lao động của phạm nhân trong một ngày không quá 08 giờ, trường hợp lao động công việc nặng nhọc, độc hại theo danh mục do pháp luật quy định thì thời gian lao động trong một ngày không quá 06 giờ; phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập và được nghỉ lao động ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày; phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
...
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp đột xuất hoặc do yêu cầu thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân đang chấp hành án phạt tù làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày.
Phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính thì có được giam giữ riêng không?
Việc giam giữ phạm nhân được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau:
Giam giữ phạm nhân
...
2. Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
a) Phạm nhân nữ;
b) Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;
c) Phạm nhân là người nước ngoài;
d) Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
đ) Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
e) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
g) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.
4. Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và điểm g khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng.
5. Phạm nhân được chia thành các đội, tổ để lao động, học tập và sinh hoạt. Căn cứ vào tính chất của tội phạm, mức hình phạt, đặc điểm nhân thân của phạm nhân, kết quả chấp hành án, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam quyết định việc phân loại, chuyển khu giam giữ.
Như vậy, theo quy định, trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính thì có thể được giam giữ riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?