Phải gia hạn thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong những trường hợp nào?

Việc tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Phải gia hạn thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong những trường hợp nào? Việc báo cáo và gửi quyết định gia hạn thời gian kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Trên đây là những thắc mắc của bạn Nhật Tiến đến từ Cam Ranh, Khánh Hòa.

Việc tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định về thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

Thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Trong các trường hợp được nêu tại các điểm a và b khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, việc kiểm tra phải được tạm dừng;
b) Thời gian phải tạm dừng việc kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra;
c) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định tạm dừng việc kiểm tra;
d) Văn bản tạm dừng việc kiểm tra được thể hiện dưới hình thức Công văn theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư, trong đó, nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng;
đ) Công văn tạm dừng việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành;
e) Việc kiểm tra được tiếp tục tiến hành khi lý do tạm dừng không còn.
...

Theo đó, trong trường hợp có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra hoặc khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra việc kiểm tra phải được tạm dừng.

Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định tạm dừng việc kiểm tra

Văn bản tạm dừng việc kiểm tra được thể hiện dưới hình thức Công văn theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư, trong đó, nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng.

Công văn tạm dừng việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành.

Thời gian phải tạm dừng việc kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra và việc kiểm tra được tiếp tục tiến hành khi lý do tạm dừng không còn.

Kiểm tra công tác thi hành pháp luật

Gia hạn thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)

Phải gia hạn thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về ban hành kế hoạch kiểm tra như sau:

Ban hành quyết định kiểm tra
...
3. Thời hạn kiểm tra quy định tại điểm e khoản 2 Điều này tối đa là 07 ngày làm việc; trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền kiểm tra có thể gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết khoản này.
...

Theo đó, thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tối đa là 07 ngày làm việc.

Trong trường hợp cần thiết thì người có thẩm quyền kiểm tra có thể gia hạn thêm không quá 07 ngày làm việc.

Các trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn kiểm tra căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định bao gồm:

- Cuộc kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh, làm rõ; đối tượng được kiểm tra không phối hợp hoặc gây khó khăn cho việc kiểm tra;

- Địa điểm kiểm tra ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn.

Thời gian được gia hạn đối với mỗi cuộc kiểm tra nêu trên tối đa không quá 07 ngày làm việc.

Việc báo cáo và gửi quyết định gia hạn thời gian kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Căn cứ theo các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định như sau:

Thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
...
3. Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định gia hạn thời gian kiểm tra.
4. Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành.
5. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục một số biểu mẫu trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, chậm nhất là 02 ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định gia hạn thời gian kiểm tra.

Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành.

Xử lý vi phạm hành chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Xử lý vi phạm hành chính
Kiểm tra công tác thi hành pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 21/5/2022, Cảnh sát đường thủy khi đi tuần tra, kiểm soát và phát hiện vi phạm hành chính sẽ giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Từ 21/5/2022, người dân nộp phạt vi phạm hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công Bộ Công an sẽ được giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Có phải lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với người dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất thì bị xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ gì?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật cần có trình độ nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có các công việc chuyên môn nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật là vị trí gì?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật có những công việc chuyên môn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý vi phạm hành chính
1,900 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý vi phạm hành chính Kiểm tra công tác thi hành pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào