Phải gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trước bao lâu? Những khoản phí phải đóng khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp?
Phải gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trước bao lâu?
Phải gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trước bao lâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo điểm 20.4.a, điểm 0.4.b Khoản 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định yêu cầu gia hạn của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp như sau:
Sửa đổi, thay đổi chủ văn bằng, thu hẹp phạm vi bảo hộ, duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
…
20.4 Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
a) Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp không được gia hạn.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có nhiều phương án thì Bằng độc quyền có thể được gia hạn đối với tất cả hoặc một số phương án, trong đó phải có phương án cơ bản.
b) Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.
Theo đó, trong thời hạn là 6 tháng trước khi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết thời hạn, chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp phải thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu trong thời hạn này mà chủ sở hữu hoặc người đại diện không thực hiện thủ tục thì bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp này sẽ không được bảo hộ khi hết thời hiệu.
Thủ tục gia hạn đăng ký bảo hộ đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp ra sao?
Căn cứ theo điểm 20.4 Khoản 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định quy trình, thủ tục gia hạn đăng ký bảo hộ đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, cụ thể các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (mẫu 02-GH/DTVB quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
+ Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Nộp hồ sơ gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp nộp tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh
Bước 3: Thẩm định yêu cầu gia hạn: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
Bước 4: Quyết định ghi nhận /từ chối ghi nhận gia hạn kiểu dáng công nghiệp:
+ Nếu đơn yêu cầu gia hạn hợp lệ:
Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
+ Nếu đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định hoặc người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng:
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Những khoản phí phải đóng khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp như sau:
+ Lệ phí gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 100.000 đ/văn bằng;
+ Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 120.000 đ/văn bằng.
+ Phí công bố Quyết định gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 120.000 đ/đơn yêu cầu;
+ Phí thẩm định yêu cầu gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 160.000 đ/văn bằng;
+ Phí sử dụng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 700.000 đ/văn bằng;
Lưu ý: Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn = Lệ phí gia hạn + 10% phí gia hạn cho mỗi tháng nộp đơn muộn;
Theo đó, trên đây là những lệ phí người nộp đơn yêu cầu gia hạn phải nộp khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?