Ô nhiễm đất là gì? Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm đất gồm những nội dung nào?
Ô nhiễm đất là gì? Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm đất gồm những nội dung nào?
Ô nhiễm đất xảy ra khi trong đất xuất hiện các chất độc hại trong đất. Khi xuất hiện ở nồng độ cao, chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Trong trường hợp các chất tự nhiên trong đất ở mức quá cao, không an toàn cho sinh vật, trường hợp này vẫn được coi là ô nhiễm đất.
Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm đất được quy định tại Điều 16 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất nhằm xác định các chất ô nhiễm tồn lưu, hàm lượng chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; phân loại mức độ, quy mô, phạm vi tác động của ô nhiễm đến môi trường; đề xuất biện pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
2. Nội dung điều tra, đánh giá chi tiết bao gồm:
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
b) Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường;
c) Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
3. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là căn cứ để xây dựng phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và xác định trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về cách thức, phương pháp, mạng lưới lấy mẫu phân tích sơ bộ, chi tiết chất lượng môi trường đất tại hiện trường.
Theo quy định trên, việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm đất gồm những nội dung sau:
+ Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường.
+ Điều tra, khảo sát, lấy mẫu chi tiết tại hiện trường theo phạm vi phân bố hàm lượng của chất ô nhiễm tồn lưu; phân tích, đánh giá chi tiết, xác định thành phần, tính chất chất gây ô nhiễm tồn lưu, mức độ, quy mô và tác động ảnh hưởng đến môi trường.
+ Xây dựng bản đồ khu vực ô nhiễm môi trường đất với các thông tin về chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm.
+ Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá chi tiết khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Ô nhiễm đất là gì? (Hình từ Internet)
Việc phân loại khu vực ô nhiễm đất được quy định như thế nào?
Khu vực ô nhiễm đất được phân loại theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
2. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
3. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Theo quy định trên, khu vực ô nhiễm đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Khu vực ô nhiễm đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường ô nhiễm đất gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường ô nhiễm đất gồm những nội dung chính sau:
+ Thông tin chung về khu vực ô nhiễm môi trường đất.
+ Kết quả điều tra và đánh giá mức độ ô nhiễm của khu vực ô nhiễm môi trường đất.
+ Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.
+ Công trình, biện pháp kỹ thuật, công nghệ giảm thiểu hoặc loại bỏ các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực ô nhiễm môi trường đất; bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật, kèm theo các phân tích để lựa chọn phương án tối ưu.
+ Lộ trình và kế hoạch thực hiện phương án xử lý ô nhiễm.
+ Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?