Nuôi chó gây tiếng ồn sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu chó mình nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ có phải bồi thường không?

Nhà hàng xóm của tôi dạo gần đây có mua rất nhiều chó về nuôi, tầm khoảng 5-6 con, đến đêm thì chúng thi nhau sủa rất ồn ào, ảnh hưởng tới cả khu xóm. Vậy anh/chị cho tôi hỏi. Tôi và những người hàng xóm bên cạnh đã nhiều lần nói chuyện với nhà đó nhưng họ không mấy thiện chí. Hiện tại tôi và các hộ trong xóm không thể nào chịu nổi được tình trạng này nữa. Tôi muốn hỏi pháp luật quy định về việc nuôi chó và tiếng ồn như thế nào? Có thể có cơ chế gì để xử lý gia đình này hay không?

Các hành vi gây tiếng ồn nào bị cấm?

Căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các hành vi gây tiếng ồn bị cấm như sau:

“Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.”

Đồng thời, tại Điều 60 Luật này cũng có quy định:

“Điều 60. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân
1. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
c) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;”

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm các hành vi gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh như trên.

Nuôi chó gây tiếng ồn sẽ bị xử lý như thế nào?

Nuôi chó gây tiếng ồn sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Nuôi chó gây tiếng ồn sẽ bị xử lý như thế nào?

Như vậy, như đã nêu trên thì về nguyên tắc dù nuôi chó hay không nuôi chó thì từng hộ gia đình, cá nhân phải có trách nhiệm bảo về môi trường, cụ thể ở đây là không gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư. Nếu có hành vi vi phạm thì có thể bị xem xét xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/08/2022) tùy thuộc vào mức độ gây ồn như thế nào:

Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Trước đây, quy định về vi phạm các quy định về tiếng ồn tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 25/08/2022) như sau:

Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Trong trường hợp này gia đình mình cùng hàng xóm xung quanh có thể liên hệ trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã để trình báo sự việc và yêu cầu họ có biện pháp xử lý đối với hộ gia đình này.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành (hiện tại vẫn còn hiệu lực thi hành) thì:

“3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Quản lý chó nuôi: Tổ chức quản lý chó nuôi theo hướng Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp trưởng thôn, ấp, bản lập danh sách hộ nuôi chó và thống kê số lượng chó nuôi thực tế trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ cho công tác tiêm phòng vắc-xin Dại triệt để trên đàn chó. Chủ nuôi chó thông báo việc nuôi chó với cấp trưởng thôn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình.”

Gia đình nuôi chó phải thực hiện việc thông báo với trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, đồng thời phải thực hiện việc cam kết nuôi nhốt, giữ chó trong khuôn viên gia đình. Vì vậy, mình cũng có thể yêu cầu UBND cấp xã kiểm tra xem hộ nuôi này có đảm bảo đúng quy định khi nuôi chó hay không.

Nếu chó mình nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì chủ có phải bồi thường không?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:

"Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra như sau:

"Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."

Như vậy, trong trường hợp chó mình nuôi gây thiệt hại cho người khác, thì người chủ của con chó gây thiệt hại đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác.

Gây tiếng ồn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mở loa lớn gây tiếng ồn tại công viên thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Sửa chữa nhà ở có được làm ồn quá mức hay không? Hàng xóm sửa chữa nhà ở gây ồn ào quá mức thì có bị xử phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung khi xây sửa nhà hiện nay? Mức xử phạt vi phạm hành chính nếu xây sửa nhà gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn?
Pháp luật
Quán cà phê ngoài trời mùa Euro gây tiếng ồn suốt đêm thì có bị xử phạt hay không? Lực lượng chức năng sẽ xác định tiếng ồn theo quy định nào?
Pháp luật
Các công trình gây tiếng ồn lớn vượt quá mức quy định từ 10 đến 15dBA thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hàng xóm hát karaoke cả ngày gây ồn ào thì có bị phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người tổ chức lễ cưới mà mở nhạc đám cưới quá 22 giờ có vi phạm pháp luật không? Người tổ chức lễ cưới mà mở nhạc đám cưới quá 22 giờ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn được quy định như thế nào? Vượt quá giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hát karaoke trên xe du lịch khi xe đang di chuyển thì có vi phạm pháp luật hay không? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp sản xuất gây tiếng ồn có bị xử phạt hay không? Nếu có mức xử phạt như thế nào? Thẩm quyền giải quyết đối với doanh nghiệp sản xuất gây tiếng ồn??
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gây tiếng ồn
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
14,324 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gây tiếng ồn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gây tiếng ồn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào