Nuôi chim yến thuộc quy mô chăn nuôi nào? Vi phạm những điều kiện về hoạt động nuôi chim yến bị xử phạt ra sao?
Nuôi chim yến thuộc quy mô chăn nuôi nào?
Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi:
“1. Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:
a) Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
b) Chăn nuôi nông hộ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Căn cứ khoản 1,2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi về quy mô chăn nuôi:
“1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.”
Theo đó, quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại:
- Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
- Chăn nuôi nông hộ.
Hoạt động nuôi chim yến thuộc quy mô chăn nuôi nào phụ thuộc vào đơn vị vật nuôi, cụ thể là số lượng chim yến mà bạn đang nuôi.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đâu
Nuôi chim yến
Điều kiện đối với hoạt động nuôi chim yến
Căn cứ Điều 55, Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về điều kiện đối với hoạt động nuôi chim yến như sau:
“Điều 55. Chăn nuôi trang trại
1. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
b) Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
c) Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d) Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
đ) Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
e) Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Điều 56. Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.”
Theo đó, tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi chim yến mà sẽ có những điều kiện về chăn nuôi khác nhau.
Vi phạm về hoạt động nuôi chim yến bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng loa phóng phát âm thanh để dẫn dụ chim yến trong trường hợp nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m hoạt động trước ngày Nghị định số 13/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến vượt mức tiếng ồn tối đa cho phép theo quy định;
b) Phát âm thanh để dẫn dụ chim yến ngoài khoảng thời gian theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi săn bắt, dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”
Theo đó, hành vi vi phạm về hoạt động nuôi chim yến hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức tiền lên đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị xử phạt bổ sung tịch thu tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Và bị buộc thực hiện biện pháp giảm tiếng ồn, buộc thả chim yến về môi trường tự nhiên như một biện pháp khắc phục hậu quả.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP mức phạt trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?