Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện nào?
Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên là gì?
Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được giải thích tại tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên như sau:
1. QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các quy trình sản xuất, sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối, cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.
1.3.2. Cơ sở mới là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất sau ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành, bao gồm cả các cơ sở đang trong quá trình xây dựng và đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
1.3.3. Cơ sở đang hoạt động là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
...
Theo đó, nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được hiểu là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất sử dụng các quy trình sản xuất, sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối, cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.
Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện nào? (hình từ internet)
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức nào?
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên như sau:
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép C max = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH.
2.1.3. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị C max = C quy định tại cột B, Bảng 1.
Như vậy, giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện gì?
Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng những điều kiện quy định tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-MT:2015/BTNMT về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên, cụ thể như sau:
- Giá trị tối đa cho phép các thông số pH, BOD5 và COD đạt yêu cầu quy định tại cột B Bảng 1 (Kq = 1; Kf = 1);
- Nước thải sau xử lý phải được thu gom lại trong hồ chứa dành riêng cho mục đích tưới cây. Hồ chứa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường;
- Phương án, kế hoạch tưới phải có văn bản thông báo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương để phối hợp giám sát;
- Chỉ được phép tưới cây trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp phát sinh nước thải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?