Nơi tạm lánh là gì? Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
- Nơi tạm lánh trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
- Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình có bao gồm bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu không?
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
- Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?
Nơi tạm lánh trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
Nơi tạm lánh được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
Theo đó, nơi tạm lánh trong phòng, chống bạo lực gia đình là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.
Nơi tạm lánh trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì? (Hình từ Internet)
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình có bao gồm bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu không?
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình
1. Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cấm tiếp xúc;
d) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
đ) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
e) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
g) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
h) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
i) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
k) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
2. Việc áp dụng biện pháp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
- Cấm tiếp xúc;
- Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
- Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
- Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
- Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
- Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
- Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm những biện pháp trên và trong đó có bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu.
Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình được quy định tại Điều 28 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu
1. Người bị bạo lực gia đình được bố trí nơi tạm lánh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện hỗ trợ.
2. Người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
Theo đó, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Người bị bạo lực gia đình được bố trí nơi tạm lánh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện hỗ trợ.
- Người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ nhu cầu thiết yếu theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
2. Cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Địa chỉ tin cậy;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
e) Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện việc chăm sóc, tư vấn, bố trí nơi tạm lánh, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình và trẻ em mà người bị bạo lực gia đình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?