Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương bao gồm những gì?
- Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương được thực hiện vào thời điểm nào?
- Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương bao gồm những gì?
- Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm cho các cơ quan, đơn vị nào?
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương được thực hiện vào thời điểm nào?
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
1. Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và các cấp tại địa phương thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Nội dung xây dựng kế hoạch tại các cấp của địa phương
a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện, khả năng hoàn thành, mục tiêu kế hoạch giai đoạn 5 năm.
b) Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm kế tiếp theo từng nội dung, dự án thành phần.
c) Dự kiến nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Vốn ngân sách nhà nước chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên, theo nguồn vốn (bao gồm, vốn đề xuất hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, vốn tự cân đối của ngân sách cấp thực hiện); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác tại địa phương (nếu có); vốn tín dụng (nếu có); vốn huy động hợp pháp khác (nếu có). Riêng lập kế hoạch của cấp tỉnh phải làm rõ mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định từng chương trình mục tiêu quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định, việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương được thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương được thực hiện vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương bao gồm những gì?
Nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
...
2. Nội dung xây dựng kế hoạch tại các cấp của địa phương
a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện, khả năng hoàn thành, mục tiêu kế hoạch giai đoạn 5 năm.
b) Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm kế tiếp theo từng nội dung, dự án thành phần.
c) Dự kiến nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Vốn ngân sách nhà nước chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên, theo nguồn vốn (bao gồm, vốn đề xuất hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, vốn tự cân đối của ngân sách cấp thực hiện); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác tại địa phương (nếu có); vốn tín dụng (nếu có); vốn huy động hợp pháp khác (nếu có). Riêng lập kế hoạch của cấp tỉnh phải làm rõ mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định từng chương trình mục tiêu quốc gia.
d) Dự kiến mức vốn bố trí thực hiện từng nội dung, hoạt động, dự án thành phần; danh mục dự án đầu tư (theo quy định về phân cấp của địa phương).
đ) Giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung kế hoạch của bộ, cơ quan trung ương
a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện.
b) Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động kế hoạch năm sau; danh mục dự án đầu tư (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, nội dung xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm tại các cấp của địa phương bao gồm:
(1) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện, khả năng hoàn thành, mục tiêu kế hoạch giai đoạn 5 năm.
(2) Dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm kế tiếp theo từng nội dung, dự án thành phần.
(3) Dự kiến nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên, theo nguồn vốn (bao gồm, vốn đề xuất hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, vốn tự cân đối của ngân sách cấp thực hiện);
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác tại địa phương (nếu có);
- Vốn tín dụng (nếu có);
- Vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).
Riêng lập kế hoạch của cấp tỉnh phải làm rõ mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định từng chương trình mục tiêu quốc gia.
(4) Dự kiến mức vốn bố trí thực hiện từng nội dung, hoạt động, dự án thành phần; danh mục dự án đầu tư (theo quy định về phân cấp của địa phương).
(5) Giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm cho các cơ quan, đơn vị nào?
Việc giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm được quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 27/2022/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP) như sau:
Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
...
5. Giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm
a) Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư vốn, dự toán ngân sách trung ương năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước.
b) Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương hoàn thành việc giao mục tiêu, nhiệm vụ; dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hàng năm chi tiết theo dự án thành phần thuộc từng chương trình, danh mục dự án đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc theo quy định Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.
Đối với lập, phê duyệt và giao danh mục dự án đầu tư công thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương, thực hiện theo quy định về phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm cho các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đầu tư vốn, dự toán ngân sách trung ương năm sau của từng chương trình mục tiêu quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?