Nội dung phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có bao gồm phương án tăng vốn điều lệ không?
- Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được thực hiện như thế nào?
- Nội dung phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có bao gồm phương án tăng vốn điều lệ không?
- Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được áp dụng những biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi nào?
Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 179 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì việc xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được thực hiện như sau:
(1) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 7 Điều 167 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi gửi Ban kiểm soát đặc biệt.
(2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án phục hồi.
(3) Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt phương án phục hồi trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban kiểm soát đặc biệt hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều 179 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Trường hợp không phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi ngân hàng thương mại, Ban kiểm soát đặc biệt.
(4) Trường hợp phương án phục hồi đề xuất biện pháp cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trước khi phê duyệt phương án phục hồi.
(5) Thời hạn quy định tại mục (1), (2), (3) có thể được Ngân hàng Nhà nước gia hạn nhưng không quá hai lần thời hạn đó.
Nội dung phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có bao gồm phương án tăng vốn điều lệ không? (Hình từ Internet)
Nội dung phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt có bao gồm phương án tăng vốn điều lệ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Nội dung phương án phục hồi
1. Phương án phục hồi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng;
b) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;
c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
d) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;
...
Như vậy, nội dung phương án phục hồi của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt bao gồm phương án tăng vốn điều lệ.
Cụ thể, theo quy định, phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ sẽ được lập trong các trường hợp sau đây:
- Giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định;
- Tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được áp dụng những biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 171 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi sau đây:
(1) Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác;
(2) Miễn tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước;
(3) Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;
(4) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn;
Bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đó cho tổ chức tín dụng hỗ trợ;
(5) Được thỏa thuận, lựa chọn một hoặc một số tổ chức tín dụng hỗ trợ tham gia phương án phục hồi;
(6) Được tổ chức tín dụng hỗ trợ cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành; hỗ trợ về công nghệ thông tin;
(7) Trường hợp ngân hàng thương mại có lãi phải thu phải thoái, ngân hàng thương mại được phân bổ lãi phải thu phải thoái theo năng lực tài chính trên nguyên tắc tổng mức phân bổ lãi phải thu phải thoái và số tiền phải trích lập dự phòng bằng chênh lệnh thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của ngân hàng thương mại.
Thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái tối đa 10 năm kể từ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và chỉ áp dụng cho khoản phải thu phát sinh đến thời điểm ngân hàng thương mại được đặt vào kiểm soát đặc biệt;
(8) Khi thực hiện giải pháp tăng vốn điều lệ theo phương án phục hồi, cổ đông, thành viên góp vốn được sở hữu cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp.
Cổ đông, thành viên góp vốn phải có lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp để tuân thủ giới hạn;
(10) Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?