Nội dung phương án phát triển cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về giải pháp xử lý hiện trạng môi trường hay không?

Khi tìm hiểu về các cụm công nghiệp và hoạt động quản lý, phát triển cụm công nghiệp, tôi thắc mắc không biết nội dung phương án phát triển cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về giải pháp xử lý hiện trạng môi trường hay không? Các phương án phát triển cụm công nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở nào?

Cụm công nghiệp bao gồm những thành phần nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, cụm công nghiệp được hiểu như sau:

"1. Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha."

Theo đó, nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh được gọi chung là cụm công nghiệp.

Nhà nước xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp dựa trên cơ sở nào?

Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 68/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

"1. Cơ sở xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp:
a) Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn;
b) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch vùng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn;
c) Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các cụm công nghiệp;
d) Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn;
đ) Yêu cầu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất và các nguồn lực, tài nguyên khác của địa phương."

Nội dung phương án phát triển cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về giải pháp xử lý hiện trạng môi trường hay không?

Nội dung phương án phát triển cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về giải pháp xử lý hiện trạng môi trường hay không?

Nội dung phương án phát triển cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về giải pháp xử lý hiện trạng môi trường hay không?

Nội dung chủ yếu của phương án phát triển cụm công nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP gồm:

"a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng phương án phát triển cụm công nghiệp;
b) Đánh giá thực hiện các mục tiêu, nội dung chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên trên địa bàn; dự kiến mục tiêu, nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu, ưu tiên và dự báo các yếu tố thuận lợi, khó khăn tác động đến phát triển các cụm công nghiệp trong thời kỳ quy hoạch; dự báo nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp;
c) Đánh giá hiện trạng, tiến độ xây dựng, hiệu quả đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn; tình hình thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy, quản lý cụm công nghiệp; đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường, biện pháp xử lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân;
d) Xây dựng các kịch bản phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; trong mỗi kịch bản có thuyết minh đối với từng cụm công nghiệp gồm tên gọi, vị trí, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã quy hoạch trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ngành nghề hoạt động (định hướng các ngành, nghề có tính liên kết, trong cùng chuỗi giá trị của sản phẩm, dịch vụ); giải trình cơ sở điều chỉnh phương án phát triển cụm công nghiệp; giải pháp thu hút đầu tư, dự kiến tiến độ thành lập, đầu tư hạ tầng, thu hút lấp đầy và tạo việc làm cho người lao động địa phương; đánh giá khả năng kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài cụm công nghiệp và các yếu tố thuận lợi, khó khăn;
đ) Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các kịch bản phát triển cụm công nghiệp; đề xuất một kịch bản tối ưu làm phương án phát triển kèm theo danh mục các cụm công nghiệp dự kiến phát triển và thể hiện trên bản đồ gồm: tên gọi, vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật;
e) Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp; giải pháp đánh giá, xử lý hiện trạng môi trường, dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến trong phương án phát triển, đặc biệt cụm công nghiệp đã thành lập, hoạt động trên địa bàn và tổ chức thực hiện."

Như vậy, một trong những nội dung của phương án phát triển cụm công nghiệp là xây dựng các giải pháp đánh giá, xử lý hiện trạng môi trường, dự báo tác động, biện pháp xử lý môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến trong phương án phát triển, đặc biệt cụm công nghiệp đã thành lập, hoạt động trên địa bàn và tổ chức thực hiện. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng quy định cơ sở làm căn cứ để xây dựng nội dung các phương án phát triển cụm công nghiệp nói trên để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng thực hiện.


Cụm công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc đánh giá lựa chọn khi có sự điều chỉnh chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phương án phát triển cụm công nghiệp đối với ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương bao gồm những tiêu chí nào?
Pháp luật
Trong hồ sơ đề nghị mở rộng cụm công nghiệp, doanh nghiệp phải cung cấp những giấy tờ nào chứng minh năng lực tài chính?
Pháp luật
Phương án phát triển cụm công nghiệp vào quy hoạch tỉnh do cơ quan có thẩm quyền nào chủ trì, chỉ đạo và phê duyệt?
Pháp luật
Trong hồ sơ đề nghị mở rộng cụm công nghiệp doanh nghiệp có phải chứng minh kinh nghiệm doanh nghiệp không?
Pháp luật
Quyết định thành lập cụm công nghiệp có phải là căn cứ để triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
Pháp luật
Phương án phát triển cụm công nghiệp có được xây dựng và tích hợp vào quy hoạch tỉnh hay không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp gồm những thông tin gì? Kinh phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp do Bộ Công thương thực hiện từ đâu?
Pháp luật
Tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp là gì? Báo cáo đầu tư mở rộng cụm công nghiệp có bao gồm nội dung về tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp không?
Pháp luật
Hồ sơ thành lập cụm công nghiệp có bắt buộc có báo cáo tài chính hay không? Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp có cần đánh giá sơ bộ tác động môi trường hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cụm công nghiệp
1,960 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cụm công nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào