Nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gồm những gì?
- Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gồm những gì?
- Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện theo hình thức nào?
Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 3173/QĐ-BTP năm 2014 quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Bảo đảm nguyên tắc kịp thời, chủ động, thường xuyên, tuân thủ đúng quy trình pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và thời gian thực hiện, hoàn thành đề mục pháp điển theo lộ trình xây dựng Bộ pháp điển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp.
3. Việc xử lý các công việc liên quan đến công tác pháp điển giữa các đơn vị phải được thực hiện theo nguyên tắc: công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xử lý; các đơn vị khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp kịp thời khi đơn vị chủ trì yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm nguyên tắc kịp thời, chủ động, thường xuyên, tuân thủ đúng quy trình pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và thời gian thực hiện, hoàn thành đề mục pháp điển theo lộ trình xây dựng Bộ pháp điển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(2) Bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động phối hợp;
Đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp.
(3) Việc xử lý các công việc liên quan đến công tác pháp điển giữa các đơn vị phải được thực hiện theo nguyên tắc:
- Công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của đơn vị nào thì đơn vị đó chủ trì xử lý;
- Các đơn vị khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp kịp thời khi đơn vị chủ trì yêu cầu.
Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp phải đảm bảo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gồm những gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 3173/QĐ-BTP năm 2014 quy định về nội dung phối hợp như sau:
Nội dung phối hợp
Các hoạt động phối hợp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, bao gồm:
1. Lập Đề nghị bổ sung đề mục mới
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện pháp điển đối với mỗi đề mục.
3. Thực hiện pháp điển theo đề mục.
4. Tổng hợp, xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển gửi thẩm định.
5. Kiểm tra kết quả pháp điển.
6. Thẩm định kết quả pháp điển.
7. Phối hợp thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác pháp điển.
Như vậy, theo quy định, nội dung phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp bao gồm:
(1) Lập Đề nghị bổ sung đề mục mới
(2) Xây dựng kế hoạch thực hiện pháp điển đối với mỗi đề mục.
(3) Thực hiện pháp điển theo đề mục.
(4) Tổng hợp, xây dựng Hồ sơ kết quả pháp điển gửi thẩm định.
(5) Kiểm tra kết quả pháp điển.
(6) Thẩm định kết quả pháp điển.
(7) Phối hợp thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác pháp điển.
Việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 3173/QĐ-BTP năm 2014 quy định về hình thức phối hợp như sau:
Hình thức phối hợp
Việc phối hợp được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Tổ chức cuộc họp, trao đổi trực tiếp.
3. Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
4. Trao đổi qua thư điện tử, điện thoại và các hình thức khác.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp thực hiện công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được thực hiện theo các hình thức sau đây:
(1) Lấy ý kiến bằng văn bản.
(2) Tổ chức cuộc họp, trao đổi trực tiếp.
(3) Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia.
(4) Trao đổi qua thư điện tử, điện thoại và các hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?