Nội dung khái quát về kiến thức ngôn ngữ Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm những gì?
- Nội dung khái quát năng lực giao tiếp trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm những gì?
- Nội dung khái quát về kiến thức ngôn ngữ Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm những gì?
- Hệ thống chủ điểm, chủ đề trong nội dung dạy học của Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được lựa chọn thế nào?
Nội dung khái quát năng lực giao tiếp trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm những gì?
Nội dung khái quát năng lực giao tiếp trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được quy định tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục V Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (sau đây gọi là Chương trình) Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT như sau:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
5.1. Nội dung khái quát
Nội dung dạy học trong Chương trình được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: (5.1.1) các đơn vị năng lực giao tiếp thể hiện qua các nhiệm vụ và chức năng giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết; (5.1.2) danh mục kiến thức ngôn ngữ thể hiện qua ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; (5.1.3) hệ thống các chủ điểm, chủ đề; (5.1.4) các năng lực khác.
5.1.1. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp là khả năng áp dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kiến thức ngôn ngữ-xã hội, kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và các chiến lược giao tiếp phù hợp để thực hiện các hoạt động giao tiếp trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội. Trong Chương trình, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Danh mục năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, mang tính thực hành cao, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề và chỉ mang tính gợi ý. Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung danh mục các năng lực giao tiếp trên cơ sở phù hợp với chủ điểm, chủ đề, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.
Theo đó, năng lực giao tiếp là khả năng áp dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), kiến thức ngôn ngữ-xã hội, kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và các chiến lược giao tiếp phù hợp để thực hiện các hoạt động giao tiếp trong những tình huống hay ngữ cảnh có nghĩa với các đối tượng giao tiếp khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của bản thân hay yêu cầu giao tiếp của xã hội.
Trong Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành, năng lực giao tiếp được thể hiện thông qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói, đọc, viết.
Danh mục năng lực giao tiếp được lựa chọn theo hướng mở, mang tính thực hành cao, có liên hệ chặt chẽ với các chủ điểm, chủ đề và chỉ mang tính gợi ý.
Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung danh mục các năng lực giao tiếp trên cơ sở phù hợp với chủ điểm, chủ đề, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.
Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (Hình từ Internet)
Nội dung khái quát về kiến thức ngôn ngữ Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm những gì?
Nội dung khái quát về kiến thức ngôn ngữ Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được quy định tại tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục V Chương trình Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
5.1. Nội dung khái quát
...
5.1.2. Kiến thức ngôn ngữ
Kiến thức ngôn ngữ trong Chương trình bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Kiến thức ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của đối tượng người học, cần chú ý trang bị những kiến thức ngôn ngữ liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành bên cạnh những kiến thức đáp ứng nhu cầu giao tiếp tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
...
Như vậy, nội dung khái quát về kiến thức ngôn ngữ Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Kiến thức ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện giúp người học hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Trong Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của đối tượng người học, cần chú ý trang bị những kiến thức ngôn ngữ liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành bên cạnh những kiến thức đáp ứng nhu cầu giao tiếp tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày.
Hệ thống chủ điểm, chủ đề trong nội dung dạy học của Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được lựa chọn thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.1.3 tiểu mục 5.1 Mục V Chương trình Ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
5.1. Nội dung khái quát
...
5.1.3. Hệ thống chủ điểm, chủ đề
Nội dung dạy học của Chương trình được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm, chủ đề phù hợp với mỗi giai đoạn học tập và đối tượng người học. Các chủ điểm, chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hóa, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi giai đoạn học tập cũng như mục tiêu định hướng nghề nghiệp của người học. Chương trình được xây dựng dựa trên bốn chủ điểm chính là: Cá nhân, Giáo dục, Nghề nghiệp và Xã hội. Dưới chủ điểm là tập hợp các chủ đề liên quan đến chủ điểm. Người biên soạn học liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ điểm, chủ đề nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.
5.1.4. Các năng lực khác
Các năng lực khác như năng lực giao tiếp liên văn hóa, năng lực tự học, học tập suốt đời được dạy học lồng ghép trong năng lực giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ và hệ thống các chủ điểm, chủ đề, phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt được qui định trong từng bậc năng lực theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Theo đó, nội dung dạy học của Chương trình được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm, chủ đề phù hợp với mỗi giai đoạn học tập và đối tượng người học.
Các chủ điểm, chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hóa, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi giai đoạn học tập cũng như mục tiêu định hướng nghề nghiệp của người học.
Chương trình được xây dựng dựa trên bốn chủ điểm chính là: Cá nhân, Giáo dục, Nghề nghiệp và Xã hội. Dưới chủ điểm là tập hợp các chủ đề liên quan đến chủ điểm.
Người biên soạn học liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ điểm, chủ đề nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của người học để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?