Nội dung của giấy phép khai thác khoáng sản được điều chỉnh trong những trường hợp nào theo Nghị định 10?
Nội dung của giấy phép khai thác khoáng sản được điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 37a Nghị định 158/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 10/2025/NĐ-CP quy định về nội dung của giấy phép khai thác khoáng sản được điều chỉnh trong những trường hợp sau:
- Trữ lượng khoáng sản sau khi thăm dò nâng cấp từ các khối tài nguyên trong phạm vi Giấy phép khai thác được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức, cá nhân có đề nghị khai thác, thu hồi khoáng sản đi kèm;
- Khi có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;
- Khi tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi phương pháp khai thác, công suất khai thác đã xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Nội dung của giấy phép khai thác khoáng sản được điều chỉnh trong những trường hợp nào theo Nghị định 10? (Hình từ Internet)
Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là thời gian khai thác khoáng sản xác định trong Dự án đầu tư khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều này nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật khoáng sản.
2. Thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét.
- Thời hạn của Giấy phép khai thác khoáng sản là thời gian khai thác khoáng sản xác định trong Dự án đầu tư khai thác khoáng sản nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật khoáng sản 2010, cụ thể:
- Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
- Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.
Lưu ý: Thời gian khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản gồm: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ, kể cả thời gian dự kiến làm thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng và thuê đất để khai thác; thời gian khai thác theo công suất thiết kế; thời gian khai thác nạo vét.
Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác bao gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản, gồm cả công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương tại thời điểm lập Phương án; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Thống kê số lượng, diện tích, tọa độ các khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản đang hoạt động của các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép trên địa bàn; các khu vực khai thác đã kết thúc, đóng cửa mỏ để bảo vệ; các bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa.
- Ranh giới, diện tích có khoáng sản đã và đang được điều tra, đánh giá; các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cần bảo vệ; các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, các khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản đã phê duyệt; các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được khoanh định và công bố.
- Cập nhật thông tin quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của tỉnh/thành phố đã được điều chỉnh, bổ sung; thông tin về quy hoạch khoáng sản chung cả nước đã được phê duyệt tính đến thời điểm lập Phương án.
- Quy định trách nhiệm của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lực lượng công an, quân đội trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình địa phương trong việc đăng tải thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản, về khai thác trái phép.
- Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân là người đứng đầu chính quyền huyện, xã để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không giải tỏa dứt điểm, để tái diễn, kéo dài; trách nhiệm của trưởng xóm/thôn trong việc thông tin kịp thời cho chính quyền xã, huyện khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
- Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các Sở, ngành có liên quan của địa phương; các cấp chính quyền huyện, xã trong việc cung cấp, xử lý thông tin và giải tỏa hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; trách nhiệm của cơ quan, người tiếp nhận thông tin; cơ chế xử lý thông tin được tiếp nhận.
- Kế hoạch, các giải pháp tổ chức thực hiện; dự toán chi phí thực hiện.








.png)

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối kì 2 môn Hóa 12 Kết nối tri thức năm 2025 có đáp án như thế nào? Tải file Đề thi cuối kì 2 môn Hóa 12 năm 2025 có đáp án?
- Tổng hợp lời chúc Ngày Quốc tế Gia đình 15 5 ngắn gọn ý nghĩa? Lời chúc Ngày Quốc tế Gia đình 2025 ngắn gọn?
- Màu may mắn 12 cung hoàng đạo 12 5 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 12 5 2025 ra sao?
- Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người thầy trong cuộc sống lớp 7?
- Phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên 2025 mới nhất? Cách ghi phiếu đánh giá xếp loại viên chức là giáo viên?