Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia được quy định ra sao? Khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu nào? Trường hợp nào doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định công bố lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia? Câu hỏi của chị Thắm đến từ Nha Trang.

Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia được quy định ra sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia như sau:

Nội dung cơ bản của công lệnh tốc độ
1. Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ:
a) Khổ đường sắt;
b) Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);
c) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
d) Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
đ) Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.
2. Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt, các vị trí xung yếu phải hạn chế tốc độ trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt:
a) Tốc độ chạy tàu (km/h): Tốc độ lớn nhất cho phép; tốc độ chạy chậm;
b) Các vị trí thay đổi tốc độ;
c) Các vị trí có tốc độ quy định tại điểm a, điểm b Khoản này phải ghi rõ các thông tin sau: Lý trình điểm đầu, điểm cuối; chiều dài các đoạn, khu đoạn, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ trên từng tuyến đường sắt; tên gọi theo địa danh (nếu có);
d) Bảng quy định tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung sau:

- Khổ đường sắt;

- Lý trình các ga, trạm, các vị trí bị hạn chế tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt (yếu tố bình diện đường sắt, các vị trí thi công, các vị trí xung yếu khác trên tuyến phải hạn chế tốc độ);

- Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;

- Các quy định khác liên quan đến việc di chuyển, chạy tàu đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;

- Đối với các vị trí thi công được phép hạn chế tốc độ theo từng giai đoạn thi công.

Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia được quy định ra sao?

Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định yêu cầu xây dựng, cập nhật công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia như sau:

Yêu cầu xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
Ngoài các yêu cầu đối với công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại Luật Đường sắt, khi xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
2. Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
3. Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
5. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
a) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
b) Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn, tuyến chạy chung với đường sắt quốc gia.

Đối chiếu quy định trên, như vậy, khi xây dựng công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:

- Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

- Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.

- Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.

- Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.

- Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:

+ Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;

+ Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn.

Trường hợp nào doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định công bố lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xem xét, quyết định cập nhật, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trong các trường hợp sau:
a) Khi có sự thay đổi về năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Khi có sự thay đổi về phương tiện giao thông đường sắt.
2. Việc cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ phải bảo đảm yêu cầu quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
3. Việc công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ sau khi cập nhật thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quyết định công bố lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia trong những trường hợp sau đây:

- Khi có sự thay đổi về năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Khi có sự thay đổi về phương tiện giao thông đường sắt.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chứng vật chạy tàu là gì? Trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công lệnh tải trọng là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng trên đường sắt đô thị?
Pháp luật
Cầu chung là gì? Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không lưu trữ hồ sơ tai nạn giao thông đường sắt thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
491 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào