Nội dung bồi dưỡng kiến thức cho những đối tượng tham gia đội phòng cháy chữa cháy gồm những nội dung nào?
- Những cơ sở nào phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định pháp luật?
- Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các cơ sở sẽ được huấn luyện những nội dung nào và thời gian huấn luyện bao lâu?
- Nhiệm vụ của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các cơ sở gồm những nhiệm vụ gì?
Những cơ sở nào phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định pháp luật?
Phòng cháy chữa cháy (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 44 Luật phòng cháy, chữa cháy 2001 (sửa đổi bởi bởi khoản 25 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013) quy định về thành lập đổi phòng cháy và chữa cháy như sau:
Thành lập, quản lý đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
...
3. Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.
Tại các cơ sở sau đây phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành:
a) Cơ sở hạt nhân;
b) Cảng hàng không, cảng biển;
c) Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
d) Cơ sở khai thác than;
đ) Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
e) Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó.
Ngoài ra tại Điều 13 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định như sau:
Thành lập đội phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành
Cơ sở quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở sau: Kho dự trữ cấp quốc gia; kho dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ có tổng dung tích 15.000 m3 trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 300 MW trở lên, nhà máy nhiệt điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên; cơ sở dệt công suất 20 triệu m2/năm trở lên; cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên phải lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Theo đó, cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bao gồm các cơ sở:
- Cơ sở hạt nhân;
- Cảng hàng không, cảng biển;
- Cơ sở khai thác và chế biến dầu mỏ, khí đốt;
- Cơ sở khai thác than;
- Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ;
- Các cơ sở khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Ngoài ra, các Kho dự trữ cấp quốc gia; kho dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ có tổng dung tích 15.000 m3 trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 300 MW trở lên, nhà máy nhiệt điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất giấy 35.000 tấn/năm trở lên; cơ sở dệt công suất 20 triệu m2/năm trở lên; cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên cũng phải lập đội phòng cháy và chữa cháy.
Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các cơ sở sẽ được huấn luyện những nội dung nào và thời gian huấn luyện bao lâu?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, thời gian huấn luyện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
...
2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này
...
Theo đó, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các cơ sở sẽ được huấn luyện những nội dung theo quy định nêu trên.
Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ hoặc 32 giờ tùy theo đối tượng mà pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, còn có thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Nhiệm vụ của đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các cơ sở gồm những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 43 Luật phòng cháy, chữa cháy 2001 quy định về nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở
1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?