Nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
- Nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
- Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng báo cáo về việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân?
Nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
1. Nội dung báo cáo phản ảnh việc tiếp nhận, tình hình và kết quả xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát xảy ra tại địa phương hoặc thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị; những hạn chế, khó khăn và kiến nghị, đề xuất (nếu có).
...
Báo cáo công tác tiếp nhận, xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân là một trong những báo cáo định kỳ công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân theo khoản 2 Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017.
Theo đó, nội dung báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân gồm:
- Nội dung báo cáo phản ảnh việc tiếp nhận, tình hình và kết quả xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát xảy ra tại địa phương hoặc thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị;
- Những hạn chế, khó khăn và kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ Internet)
Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
...
2. Thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng các báo cáo theo quy định về thời điểm của báo cáo công tác tuần, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết công tác năm.
Như vậy, thời điểm tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định về thời điểm của báo cáo công tác tuần, báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết công tác năm.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng báo cáo về việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân Ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
Báo cáo việc tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
...
3. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng báo cáo tuần, 6 tháng và một năm về việc tiếp nhận, xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
4. Sau khi nhận được chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra, xem xét, xử lý ngay thông tin liên quan hoặc thuộc trách nhiệm của đơn vị và báo cáo theo yêu cầu.
Theo đó, văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm xây dựng báo cáo tuần về việc tiếp nhận thông tin liên quan đến hoạt động của toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
Sau khi nhận được chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra, xem xét, xử lý ngay thông tin liên quan hoặc thuộc trách nhiệm của đơn vị và báo cáo theo yêu cầu.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính sách được hưởng khi cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi từ 2 năm đến đủ 5 năm là gì theo Nghị định 178?
- Tỉnh Bình Định Gia Lai sau sáp nhập có tổng diện tích dự kiến là bao nhiêu? Tỉnh Bình Định Gia Lai thuộc vùng kinh tế nào?
- Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang dự kiến có tổng diện tích là bao nhiêu? Đề án sáp nhập tỉnh có phải lấy ý kiến nhân dân?
- Hướng dẫn ghi phiếu lấy ý kiến người dân về sáp nhập tỉnh, xã? Phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập tỉnh xã theo Nghị định 54?
- Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96?