Nội dung bài phỏng vấn được đăng lên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Nguồn kinh phí chi trả nhuận bút cho tác giả bài phỏng vấn được đăng lên cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ từ đâu?
- Nội dung bài phỏng vấn được đăng lên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Cán bộ làm công tác biên tập tin, bài trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được hưởng mức thù lao bao nhiêu?
Nguồn kinh phí chi trả nhuận bút cho tác giả bài phỏng vấn được đăng lên cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao phục vụ hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định 731/QĐ-TTCP năm 2015 như sau:
Nguồn kinh phí chi trả
1. Nguồn kinh phí dùng để chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm thuộc nguồn ngân sách nhà nước, do Thanh tra Chính phủ giao Trung tâm Thông tin (đơn vị được giao quản lý Cổng thông tin điện tử) theo dự toán được duyệt.
2. Trước ngày 15 tháng 7 hàng năm, căn cứ vào số chi nguồn kinh phí của năm trước và dự kiến kế hoạch hoạt động của năm sau, Trung tâm Thông tin lập dự toán chi tiết kinh phí dùng để chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm (quỹ nhuận bút) gửi Vụ Kế hoạch, Tài chính và Tổng hợp xem xét, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm trình Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xét duyệt.
3. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán quỹ nhuận bút được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định trên, nguồn kinh phí để chi trả nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm được đăng lên cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ thuộc nguồn ngân sách nhà nước, do Thanh tra Chính phủ giao Trung tâm Thông tin theo dự toán được duyệt.
Như vậy, thù lao nhuận bút của tác giả bài phỏng vấn được đăng lên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được nguồn ngân sách nhà nước chi trả, do Trung tâm thông tin - đơn vị được giao quản lý Cổng thông tin điện tử duyệt theo dự toán.
Nội dung bài phỏng vấn được đăng lên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Nội dung bài phỏng vấn được đăng lên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định điểm f khoản 1 Điều 5 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao phục vụ hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định 731/QĐ-TTCP năm 2015 như sau:
Phân loại tác phẩm
1. Phân loại theo thể loại tác phẩm:
Tác phẩm được phân loại theo các nhóm: tin; bài dịch; tranh, ảnh minh họa; bài tổng hợp; bài phân tích, nghiên cứu; bài phỏng vấn; trả lời bạn đọc; video clip.
...
d) Tranh, ảnh minh họa: Là ảnh chụp, tranh vẽ có chất lượng, minh họa rõ nét cho tin bài
đ) Bài tổng hợp: Tổng hợp, tóm tắt từ các thông tin, tin bài, tài liệu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan đơn vị và tổ chức.
e) Bài phân tích, nghiên cứu: Là các bài viết có tính thu thập thông tin về các vấn đề thành các vấn đề nhỏ để nghiên cứu, giảng giải.
f) Bài phỏng vấn: Chủ đề bài phỏng vấn đề cập đến vấn đề xã hội đang quan tâm, nội dung câu hỏi và trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng; thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cá nhân, cơ quan nhà nước về vấn đề được phỏng vấn.
g) Trả lời bạn đọc: Trả lời những câu hỏi của bạn đọc về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực pháp luật hoặc những câu hỏi liên quan tới chuyên môn, nghiệp vụ của Ngành thanh tra.
...
Như vậy, dựa theo quy định về phân loại tác phẩm đăng lên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ, bài phỏng vấn phải có chủ đề phỏng vấn đề cập đến các xã hội đang quan tâm.
Ngoài ra, yêu cầu nội dung câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng. Nội dung bài phỏng vấn phải thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cá nhân cơ quan nhà nước về vấn đề được phỏng vấn.
Cán bộ làm công tác biên tập tin, bài trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được hưởng mức thù lao bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao phục vụ hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định 731/QĐ-TTCP năm 2015 như sau:
Chi bồi dưỡng Ban biên tập Cổng thông tin điện tử thực hiện việc sưu tầm, cung cấp, biên tập tin, bài trên Cổng thông tin điện tử
1. Cán bộ thuộc Ban biên tập là tác giả hoặc chủ sở hữu của tin, bài đăng tải trên Cổng thông tin điện tử được hưởng nhuận bút theo quy định tại khoản 1 Điều 6.
2. Cán bộ thuộc Ban biên tập là người sưu tầm, cung cấp tin, bài đăng tải trên Cổng thông tin điện tử được hưởng thù lao theo quy định tại khoản 2 Điều 6.
3. Cán bộ làm công tác biên tập tin, bài được hưởng mức thù lao bằng 20% mức thù lao của người sưu tầm, cung cấp tin, bài (nếu là cán bộ kiêm nhiệm).
Như vậy, theo quy định trên, cán bộ làm công tác biên tập tin, bài trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ được hưởng mức thù lao bằng 20% mức thù lao của người sưu tầm, cung cấp tin, bài (nếu là cán bộ kiêm nhiệm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?