Nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những khoản nợ nào? Doanh nghiệp mua khoản nợ xấu có được kế thừa nghĩa vụ không?
- Nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những khoản nợ nào?
- Doanh nghiệp mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản là quyền sử dụng đất thì có được kế thừa nghĩa vụ không?
- Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gì trong việc chuyển nhượng khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những khoản nợ nào?
Nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những khoản nợ nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
Nợ xấu
Nợ xấu được áp dụng các quy định tại Chương này bao gồm:
1. Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán;
2. Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ.
Theo đó nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
+ Khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
+ khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.
Nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm những khoản nợ nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản là quyền sử dụng đất thì có được kế thừa nghĩa vụ không?
Doanh nghiệp mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản là quyền sử dụng đất thì có được kế thừa nghĩa vụ không, căn cứ theo khoản 2 Điều 198 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
1. Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.
2. Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ đã mua.
4. Việc đăng ký biến động đất đai đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc đăng ký thế chấp đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
Như vậy doanh nghiệp mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản là quyền sử dụng đất thì sẽ được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gì trong việc chuyển nhượng khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gì trong việc chuyển nhượng khoản nợ xấu của chi nhành ngân hàng nước ngoài, căn cứ theo khoản 1 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
Chuyển nhượng tài sản bảo đảm
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Trừ các khoản án phí, thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 199 của Luật này, bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải nộp thay hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế, lệ phí, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
...
Như vậy cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
- Có được xin ân giảm án tử hình không? Nộp đơn xin ân giảm án tử hình vào thời gian nào theo quy định hiện nay?
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?