Nhượng quyền kinh doanh là gì? Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là khi nào?
Nhượng quyền kinh doanh là gì? Việc đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh được thực hiện thế nào?
Nhượng quyền kinh doanh là một cụm từ mà hiện nay pháp luât chưa có một văn bản nào để giải thích về khái niệm này.
Có nhiều nguồn đưa ra những giải thích khác nhau cho khái niệm này. Có nhiều cách hiểu về nhượng quyền kinh doanh hay nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền được hiểu ngắn gọn nhất đó là đem tài sản sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp đi bán cho người ngoài trong 1 khoản thời gian nhất định hoặc vô hạn để thu 1 khoản phí nhất định hoặc phí thỏa thuận.
Theo đó, từ nhiều quan điểm mà tác giả tổng hợp được thì nhượng quyền kinh doanh là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.
Việc đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định cụ thể:
Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Theo Điều 17a Nghị định 35/2006/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP quy định về các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền như sau:
Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Theo đó, nếu không thuộc trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền kinh doanh thì khi tiến hành hoạt động nhượng quyền kinh doanh, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền kinh doanh và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là khi nào?
Theo Điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng như sau:
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Theo quy định trên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh là từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nếu trong hợp đồng nhượng quyền kinh doanh có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Nhượng quyền kinh doanh (Hình từ Internet)
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh có thể chấm dứt trước thời hạn đã thỏa thuận giữa các bên hay không?
Theo Điều 13 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền kinh doanh như sau:
Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Như vậy, hợp đồng nhượng quyền kinh doanh có thể chấm dứt trước thời hạn đã thỏa thuận trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.
Theo đó, bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền kinh doanh trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định.
Và bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền kinh doanh trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 16 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?