Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được thì sẽ được giải quyết như thế nào? Trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải có được xem là không tiến hành hòa giải được hay không?

Cho tôi hỏi những vụ án dân sự nào được xác định là không tiến hành hòa giải được? Trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải có được xem là không tiến hành hòa giải được hay không? Mong nhận được sự phản hồi, xin cảm ơn!

Hòa giải tại tòa án được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, hòa giải tại tòa án được định nghĩa như sau:

"2. Hòa giải tại Tòa án là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật này."

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, những trường hợp không tiến hành hòa giải tại Tòa án là:

- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

- Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.

- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

- Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.

- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Hòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải trong tố tụng dân sự

Hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự như sau: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Nếu muốn tiến hành hòa giải thì dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:

- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Bên cạnh đó, theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định những vụ án dân sự không được hòa giải:

- Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được giải quyết như thế nào?

Tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

- Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải có được xem là không tiến hành hòa giải được hay không?

Căn cứ Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định chi tiết:

"Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải".

Như vậy, trường hợp nguyên đơn đề nghị không tiến hành hòa giải sẽ được xem là "không tiến hành hòa giải được" theo quy định nêu trên.

Hòa giải
Vụ án dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bên khởi kiện có thể khởi kiện lại vụ án dân sự đã bị Tòa án đình chỉ do rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện không?
Pháp luật
Những vụ án dân sự có tính chất phức tạp nào được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm?
Pháp luật
Tòa án được ra quyết định tạm đình chỉ mấy lần đối với một vụ án dân sự? Hậu quả của việc tạm đình chỉ vụ án dân sự là gì?
Pháp luật
Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm có phải hỏi nguyên đơn về việc rút đơn khởi kiện vụ án dân sự hay không?
Pháp luật
Có phải tất cả phiên tòa xét xử vụ án dân sự đều được tổ chức xét xử công khai hay không? Nội quy phiên tòa xét xử vụ án dân sự bao gồm những gì?
Pháp luật
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự thì Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi người kháng cáo những vấn đề nào?
Pháp luật
Đương sự trong vụ án dân sự muốn hỏi người làm chứng thì phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa đúng không?
Pháp luật
Trong khi giải quyết vụ án dân sự, đương sự có Giấy khám bệnh xác định mắc bệnh tâm thần Tòa án giải quyết thế nào?
Pháp luật
Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do cơ quan nào xác định? Cách lập dự toán ngân sách kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như thế nào?
Pháp luật
Có được ghi âm hoặc quay video khi tham gia hòa giải tại Tòa án hay không? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hòa giải được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
27,278 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải Vụ án dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào