Những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu? Việc kiểm dịch gồm những nội dung nào?
Những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu?
Theo Điều 13 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu như sau:
Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
1. Hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại.
2. Sinh vật có ích
Theo quy định trên, những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu sinh vật có ích.
Đồng thời những hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại cũng phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
Những vật thể nào phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu? Việc kiểm dịch gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT về nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu như sau:
Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
1. Đối với giống cây trồng:
Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
2. Đối với sinh vật có ích:
Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.
Theo đó, tùy thuộc vào việc kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu là kiểm dịch đối với giống cây trồng hay sinh vật có ích mà nội dung kiểm dịch có sự khác nhau.
Đối với giống cây trồng thì nội dung kiểm dịch là kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
Đối với sinh vật có ích thì nội dung kiểm dịch thực vật bao gồm kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.
Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định về quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly như sau:
Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly
1. Kiểm tra ban đầu
Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.
2. Kiểm tra lô vật thể
a) Đối với giống cây trồng
Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;
Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;
Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.
b) Đối với sinh vật có ích
Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;
Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;
Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.
3. Kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu
Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.
Như vậy, quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly được thực hiện theo các bước gồm kiểm tra ban đầu và kiểm tra lô vật thể được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 nêu trên.
Lưu ý rằng ở bước kiểm tra lô vật thể thì tùy thuộc vào việc kiểm tra này là đối với giống cây trồng hay sinh vật có ích mà nội dung kiểm tra có sự khác nhau tương ứng với quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 nêu trên.
Và khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?