Những thông tin chính của tài khoản định danh của viên chức Kiểm toán nhà nước gồm những gì? Không sử dụng tài khoản định danh trong lâu sẽ bị khóa?
- Những thông tin chính của tài khoản định danh của viên chức Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
- Viên chức Kiểm toán nhà nước có được đặt mật khẩu tài khoản định danh giống với mật khẩu của các tài khoản cá nhân khác không?
- Viên chức Kiểm toán nhà nước không sử dụng tài khoản định danh trong bao nhiêu ngày sẽ bị khóa?
- Khi nghi ngờ bị lộ mật khẩu tài khoản định danh thì viên chức Kiểm toán nhà nước cần phải làm gì?
Những thông tin chính của tài khoản định danh của viên chức Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 về những thông tin chính trong tài khoản định danh của viên chức Kiểm toán nhà nước gồm:
(1) Họ và tên;
(2) Chức vụ;
(3) Đơn vị công tác;
(4) Phòng ban;
(5) Số CMND/Căn cước công dân;
(6) Số điện thoại di động;
(7) Địa chỉ email.
Những thông tin chính của tài khoản định danh của viên chức Kiểm toán nhà nước gồm những gì? Không sử dụng tài khoản định danh trong lâu sẽ bị khóa? (Hình từ Internet)
Viên chức Kiểm toán nhà nước có được đặt mật khẩu tài khoản định danh giống với mật khẩu của các tài khoản cá nhân khác không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Quản lý mật khẩu tài khoản định danh
1. Đặt mật khẩu
a) Mật khẩu phải bao gồm số (1..9) chữ thường (a..z), chữ in hoa (A..Z) và ký tự đặc biệt (!,@,#,..).
b) Mật khẩu không chứa các thông tin liên quan đến cá nhân (họ và tên, số điện thoại, quê quán, ngày sinh).
c) Không đặt mật khẩu của tài khoản định danh do Kiểm toán nhà nước cấp trùng với mật khẩu các tài khoản khác của cá nhân.
d) Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng loại tài khoản định danh, việc đặt mật khẩu theo quy tắc sau:
- Đối với tài khoản định danh cá nhân, tài khoản định danh tổ chức và tài khoản định danh của bên thứ ba:
+ Mật khẩu có độ dài tối thiểu 8 ký tự.
+ Mật khẩu phải được thay đổi trong lần đầu sử dụng và thay đổi theo định kỳ 03 tháng/lần.
- Đối với tài khoản quản trị phần mềm:
+ Mật khẩu có độ dài tối thiểu 12 ký tự.
+ Mật khẩu phải được thay đổi trong lần đầu sử dụng và thay đổi theo định kỳ 01 tháng/lần.
- Đối với tài khoản đặc quyền: Trung tâm Tin học quy định và thiết lập các chính sách đặt mật khẩu của tài khoản đặc quyền để đảm bảo an toàn, bảo mật.
...
Như vậy, đối với tài khoản định danh do Kiểm toán nhà nước cấp thì viên chức Kiểm toán nhà nước không được đặt mật khẩu trùng với mật khẩu các tài khoản cá nhân khác.
Viên chức Kiểm toán nhà nước không sử dụng tài khoản định danh trong bao nhiêu ngày sẽ bị khóa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Điều kiện, trình tự thực hiện khóa, mở khóa tài khoản định danh
1. Khóa tài khoản định danh
a) Tài khoản định danh sẽ bị khóa bởi một trong những trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
- 30 ngày liên tục không truy cập.
- Phát hiện hoặc nghi ngờ tài khoản định danh bị sử dụng bất hợp pháp.
b) Trình tự khóa tài khoản định danh
- Đối với việc khóa tài khoản định danh theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền: đơn vị, tổ chức có văn bản đề nghị khóa tài khoản định danh và gửi đến Trung tâm Tin học theo mẫu tại Phụ lục 04 của Quy chế này. Ngay sau khi nhận được yêu cầu hợp lệ, Trung tâm Tin học có trách nhiệm khóa tài khoản định danh và thông báo cho đơn vị và người dùng.
- Hệ thống sẽ tự động khóa tài khoản định danh khi người dùng không truy cập vào hệ thống liên tục trong 30 ngày. Ngay sau khi hệ thống khóa tài khoản định danh, Trung tâm Tin học có trách nhiệm thông báo cho đơn vị và người dùng.
- Trung tâm Tin học thực hiện khóa tài khoản định danh khi phát hiện hoặc nghi ngờ tài khoản định danh bị sử dụng bất hợp pháp và có trách nhiệm thông báo cho đơn vị và người dùng.
Như vậy, viên chức Kiểm toán nhà nước không sử dụng tài khoản định danh trong vòng 30 ngày liên tục thì sẽ bị khóa tài khoản định danh.
Khi nghi ngờ bị lộ mật khẩu tài khoản định danh thì viên chức Kiểm toán nhà nước cần phải làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế Quản lý và sử dụng tài khoản định danh của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1152/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Quản lý mật khẩu tài khoản định danh
...
2. Quản lý mật khẩu
a) Khi bị lộ mật khẩu, hoặc nghi ngờ bị lộ mật khẩu, người dùng phải thực hiện đổi mật khẩu ngay để ngăn chặn các hành động phá hoại, lấy cắp thông tin, lợi dụng tín nhiệm.
b) Nếu quên mật khẩu, người dùng thực hiện theo quy trình cấp lại mật khẩu mới được quy định tại Điều 13 của Quy chế này.
c) Không chia sẻ mật khẩu tài khoản định danh cho người khác.
d) Trước khi nhập mật khẩu, kiểm tra và tắt tất cả các chế độ cho phép lưu mật khẩu.
đ) Đăng xuất tài khoản định danh khi kết thúc phiên làm việc trên hệ thống hoặc bàn giao máy tính, các thiết bị đã dùng tài khoản định danh để truy cập hệ thống cho người khác sử dụng.
e) Không lưu mật khẩu vào các tập tin văn bản không có biện pháp bảo vệ phù hợp.
Như vậy, khi nghi ngờ bị lộ mật khẩu tài khoản định danh thì viên chức Kiểm toán nhà nước cần phải thực hiện đổi mật khẩu ngay để ngăn chặn các hành động phá hoại, lấy cắp thông tin, lợi dụng tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?