Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nào được bán đấu giá? Kế hoạch bán đấu giá được quy định như thế nào?
Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nào được bán đấu giá?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Tài sản được bán đấu giá
Tài sản công sau đây được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niên yết công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ, gồm:
1. Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý tài sản không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
2. Tài sản quy định tại điểm d khoản 4 Điều 13 Thông tư này sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự được bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.
Như vậy những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được bán đấu giá bao gồm:
- Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý tài sản không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
- Tài sản quy định tại điểm d khoản 4 Điều 13 Thông tư này sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự được bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.
Trừ trường hợp bán các tài sản nhà nước có giá trị nhỏ theo hình thức niên yết công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Kế hoạch bán đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Kế hoạch bán đấu giá
1. Căn cứ lập kế hoạch:
a) Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền;
b) Biên bản đánh giá tình trạng chất lượng tài sản xử lý;
c) Tài liệu khác có liên quan.
2. Nội dung kế hoạch:
a) Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng tài sản xử lý bán đấu giá;
b) Giá khởi điểm của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
c) Địa điểm tổ chức đấu giá;
d) Khoản tiền đặt trước của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
đ) Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng lô hàng;
e) Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;
g) Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;
h) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Như vậy kế hoạch bán đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được lập dựa trên những căn cứ sau:
- Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền;
- Biên bản đánh giá tình trạng chất lượng tài sản xử lý;
- Tài liệu khác có liên quan.
Nội dung của kế hoạch bán đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng tài sản xử lý bán đấu giá;
- Giá khởi điểm của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
- Địa điểm tổ chức đấu giá;
- Khoản tiền đặt trước của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
- Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng lô hàng;
- Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;
- Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;
- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
Diễn biến của cuộc đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải ghi vào biên bản đấu giá không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:
Biên bản đấu giá
1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này.
2. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, Người điều hành đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá.
3. Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà theo quy định của pháp luật, kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biên bản đấu giá được đóng dấu của cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá.
Như vậy diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá.
Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, Người điều hành đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?