Những nội dung nào được tiến hành trong hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng? Mẫu biên bản hội nghị được ghi như thế nào?
Những nội dung được tiến hành trong hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Hướng dẫn 26-HD-VPTW 2017 quy định:
Căn cứ quy chế làm việc của cấp ủy và chương trình công tác hằng năm của cấp ủy, văn phòng cấp ủy đề xuất với thường trực cấp ủy về công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị cấp ủy:
(1) Những nội dung được tiến hành trong hội nghị
- Là những đề án đã được thường trực cấp ủy phân công cho các cơ quan, tổ chức chuẩn bị mà văn phòng cấp ủy theo dõi, đôn đốc việc chuẩn bị đề án thấy có chất lượng tốt, bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục.
- Đối với hội nghị triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương là những nội dung theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Không nên bố trí quá nhiều nội dung trong một hội nghị.
(2) Xác định thành phần hội nghị
- Theo quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy.
- Theo quy chế về chuyên viên theo dõi địa phương của các cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Đại biểu mời theo từng nội dung đề án trình, trong đó, có các cơ quan chuẩn bị đề án, cơ quan phản biện, thẩm định đề án. Đối với hội nghị triển khai nghị quyết, chỉ thị của Trung ương có các báo cáo viên.
- Cán bộ, chuyên viên văn phòng cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trực tiếp phục vụ hội nghị.
- Phòng viên cơ quan thông tin, báo chí (nếu có).
(3) Thời gian tiến hành hội nghị
- Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy thực hiện theo quy chế làm việc của cấp ủy.
- Hội nghị ban chấp hành cấp ủy nên bố trí từ một ngày đến một ngày rưỡi làm việc; hội nghị ban thường vụ cấp ủy nên bố trí một buổi đến một ngày làm việc; không bố trí nhiều hội nghị ban thường vụ cấp ủy trong cùng một tháng. Hội nghị cấp ủy đột xuất do thường trực cấp ủy quyết định.
(4) Địa điểm tiến hành hội nghị
- Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy được tổ chức tại các phòng họp của ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy, tùy số lượng người tham dự để bố trí phù hợp, bảo đảm đủ chỗ ngồi và thuận tiện trong việc sử dụng công nghệ thông tin, tác nghiệp của phóng viên.
- Đối với hội nghị triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, hội nghị ban chấp hành mở rộng, tùy số lượng dự hội nghị, nếu quá đông thì tổ chức ở các trung tâm hội nghị để bảo đảm số lượng ghế ngồi và các điều kiện phục vụ khác.
(5) Chương trình hội nghị
- Chương trình hội nghị được sắp xếp một cách hợp lý để thực hiện toàn bộ các nội dung đề ra; những nội dung liên quan đến cùng đại biểu dự họp hoặc đều được đưa tin công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thì sắp xếp liền kề nhau.
- Chương trình hội nghị gồm các bước: Chánh văn phòng cấp ủy báo cáo về công tác tổ chức hội nghị; đồng chí chủ trì hội nghị khai mạc và thông qua chương trình hội nghị; thực hiện các nội dung theo chương trình đã thông qua; kết luận và bế mạc hội nghị.
(6) Xin ý kiến về việc phát hành và thu hồi tài liệu theo quy định
Như vậy, những nội dung được tiến hành trong hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng là những đề án đã được thường trực cấp ủy phân công cho các cơ quan, tổ chức chuẩn bị mà văn phòng cấp ủy theo dõi, đôn đốc việc chuẩn bị đề án thấy có chất lượng tốt, bảo đảm thực hiện đúng trình tự, thủ tục.
Đối với hội nghị triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương là những nội dung theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Lưu ý: Không nên bố trí quá nhiều nội dung trong một hội nghị.
Những nội dung nào được tiến hành trong hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng? Mẫu biên bản hội nghị được ghi như thế nào? (hình từ Internet)
Mẫu biên bản hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng được ghi như thế nào?
Mẫu Biên bản Hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy được ban hành kèm theo Hướng dẫn 16-HD/VPTW 2023 có dạng như sau:
Xem và tải Mẫu biên bản Hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng
Ngoài các thành phần thể thức văn bản, bố cục của biên bản gồm 5 phần, cách ghi như sau:
- Phần mở đầu: Ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành hội nghị; nội dung của hội nghị; họ và tên, chức vụ của người chủ trì, người ghi biên bản; tài liệu sử dụng trong hội nghị; thông tin về việc chụp ảnh, ghi âm, ghi hình… (nếu có).
- Phần thứ nhất - thành phần hội nghị: Ghi rõ thành phần tham dự hội nghị, bao gồm:
+ Đại biểu chính thức (ví dụ: Các ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn…): Số lượng người có mặt, vắng mặt, ghi rõ họ và tên người vắng mặt, lý do vắng mặt.
+ Đại biểu mời dự: Ghi rõ họ và tên, chức vụ, đơn vị công tác của khách mời, người đi thay (nếu có).
+ Thông tin về cơ quan báo chí, truyền hình đưa tin… (nếu có).
- Phần thứ hai - diễn biến hội nghị: Ghi chi tiết diễn biến hội nghị, ý kiến đề nghị tập trung thảo luận, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận, các vấn đề phát sinh trong hội nghị. Ghi rõ họ và tên của người phát biểu. Trường hợp người phát biểu trùng họ và tên với đại biểu khác thì ghi thêm chức vụ, đơn vị công tác của người phát biểu.
Đối với các dự thảo báo cáo, đề án… trình bày tại hội nghị có văn bản thì biên bản có thể ghi "có văn bản kèm theo".
Đối với các vấn đề hội nghị biểu quyết, biên bản ghi rõ hình thức biểu quyết (bỏ phiếu, giơ tay, ấn nút điện tử…), số ủy viên có mặt, số ủy viên vắng mặt tại thời điểm biểu quyết, số ủy viên tán thành, số ủy viên không tán thành... Riêng hình thức bỏ phiếu thì lập biên bản kiểm phiếu riêng và ghi "có biên bản kiểm phiếu kèm theo".
- Phần thứ ba - kết luận hội nghị: Ghi ý kiến kết luận của người chủ trì hội nghị. Mỗi vấn đề kết luận ghi thành mục riêng.
Trường hợp hội nghị bàn và kết luận từng vấn đề thì ghi đúng theo diễn biến, không tách các kết luận riêng.
- Phần kết thúc hội nghị: Ghi rõ thông tin về ngày, giờ bế mạc và các thủ tục khác (nếu có).
(căn cứ tại mục 4 Hướng dẫn 16-HD/VPTW 2023)
Ai chịu trách nhiệm về nội dung biên bản hội nghị?
Căn cứ tại mục 3 Hướng dẫn 16-HD/VPTW 2023 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:
- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng có trách nhiệm chỉ đạo việc ghi biên bản.
- Người chủ trì hội nghị chịu trách nhiệm về nội dung biên bản; quyết định số lượng biên bản cần ghi; phân công người ghi biên bản; quyết định việc ghi âm, ghi hình, sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác (nếu có).
- Chánh văn phòng (hoặc người được giao phụ trách công tác văn phòng) có trách nhiệm tham mưu, giúp người chủ trì hội nghị tổ chức việc ghi biên bản; bảo đảm các điều kiện cho việc ghi biên bản.
- Người ghi biên bản có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, chi tiết, chính xác, rõ ràng diễn biến hội nghị; không bình luận hoặc nêu quan điểm cá nhân vào nội dung biên bản; hoàn thiện biên bản.
- Văn thư cơ quan có trách nhiệm lưu bản gốc biên bản, chuyển bản chính biên bản cho người được phân công lập hồ sơ hội nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?