Những nhà máy điện nào không phải tham gia thị trường điện cạnh tranh? Nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh theo những loại hình nào?
Nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy trình đăng ký tham gia thị trường điện ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-ĐTĐL năm 2017 quy định về trách nhiệm tham gia thị trường điện như sau:
Trách nhiệm tham gia thị trường điện
1. Nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, trừ các nhà máy điện quy định tại Khoản 4 Điều này, phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời hạn chậm nhất là 06 tháng đối với nhà máy thủy điện và 12 tháng đối với nhà máy nhiệt điện kể từ ngày vận hành thương mại của nhà máy điện.
2. Nhà máy điện BOT không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia không thuộc trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này có trách nhiệm chuẩn bị cơ sở hạ tầng theo quy định tại Khoản 5 Điều này và tham gia thị trường điện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Nhà máy điện có công suất đặt đến 30 MW, đấu nối lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở lên, trừ các nhà máy điện quy định tại Khoản 4 Điều này, được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện.
...
Như vậy, trừ các nhà máy điện không tham gia thị trường điện quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy trình đăng ký tham gia thị trường điện ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-ĐTĐL năm 2017 thì nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời hạn cụ thể như sau:
(1) Đối với nhà máy thủy điện, phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời hạn chậm nhất là 06 tháng kể từ ngày vận hành thương mại của nhà máy điện.
(2) Đối với nhà máy nhiệt điện, phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời hạn chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày vận hành thương mại của nhà máy điện.
Nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh theo những loại hình nào?
Căn cứ Điều 6 Quy trình đăng ký tham gia thị trường điện ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-ĐTĐL năm 2017 quy định về các loại hình nhà máy điện tham gia thị trường điện như sau:
Các loại hình nhà máy điện tham gia thị trường điện
1. Nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện.
2. Nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện.
3. Phân loại các nhà máy thủy điện:
a) Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu;
b) Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang;
c) Nhóm nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết trên 01 tuần;
d) Nhóm nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày đến 01 tuần;
đ) Nhóm nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày.
Như vậy, theo quy định, nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh theo các loại hình sau đây:
(1) Nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện.
(2) Nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện.
Những nhà máy điện nào không phải tham gia thị trường điện cạnh tranh?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quy trình đăng ký tham gia thị trường điện ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-ĐTĐL năm 2017 quy định về trách nhiệm tham gia thị trường điện như sau:
Trách nhiệm tham gia thị trường điện
...
4. Các nhà máy điện không tham gia thị trường điện bao gồm:
a) Các nhà máy điện BOT (đã ký kết hợp đồng hoặc đã thỏa thuận xong hợp đồng nguyên tắc);
b) Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, trừ thủy điện;
c) Nhà máy điện tuabin khí có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia;
d) Nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và hợp đồng mua bán điện này còn hiệu lực đến sau ngày 01 tháng 01 năm 2016.
5. Nhà máy điện tham gia thị trường điện có trách nhiệm đầu tư, hoàn thiện hệ thống trang thiết bị trong phạm vi hàng rào nhà máy hoặc theo ranh giới tại điểm đấu nối để kết nối vào hệ thống thông tin thị trường điện, hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm điện năng và các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện khác đáp ứng yêu cầu vận hành, giao dịch và thanh toán trên thị trường điện.
...
Như vậy, theo quy định, những nhà máy điện không phải tham gia thị trường điện cạnh tranh bao gồm:
(1) Các nhà máy điện BOT (đã ký kết hợp đồng hoặc đã thỏa thuận xong hợp đồng nguyên tắc);
(2) Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo, trừ thủy điện;
(3) Nhà máy điện tuabin khí có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia;
(4) Nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia đã ký hợp đồng mua bán điện trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và hợp đồng mua bán điện này còn hiệu lực đến sau ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?