Những người nào phải có mặt khi thực hiện khám nghiệm tử thi? Số lượng người tham gia khám nghiệm tử thi là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi những người nào phải có mặt khi thực hiện khám nghiệm tử thi vậy? Số lượng người tham gia khám nghiệm tử thi là bao nhiêu? Gồm có những ai? Nhờ giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn! - Anh Minh Bảo (Tiền Giang).

Những người nào phải có mặt khi thực hiện khám nghiệm tử thi?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 49/2017/TT-BCA quy định về thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi như sau:

Thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi
1. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.
2. Điều tra viên:
a) Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Kiểm sát viên:
a) Phân công 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phân công không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
4. Thẩm phán: 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.

Theo đó, đối với việc khám nghiệm tử thi thì phải có những người sau đây:

- Cán bộ kỹ thuật hình sự

- Điều tra viên

- Kiểm sát viên

Ngoài ra, khi cần thiết thì có thể có sự tham gia của Thẩm phán. Đồng thời, theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì khi khám nghiệm tử thi còn cần phải có người chứng kiến.

Số lượng mỗi người tham gia sẽ tùy theo từng vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào theo như quy định trên đây.

Khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi (Hình từ Internet)

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện khám nghiệm tử thi?

Theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc khám nghiệm tử thi được thực hiện theo quy định như sau:

Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Như vậy, khi thực hiện khám nghiệm tử thi thì cần phải tuân thủ theo những quy định trên đây.

Mức bồi dưỡng khi thực hiện giám định tử thi là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, người thực hiện giám định tử thi sẽ được hưởng mức bồi dưỡng giám định tư pháp như sau:

(1) Giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên:

- Mức 600.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;

- Mức 800.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;

- Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.

(2) Giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:

- Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;

- Mức 2.500.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;

- Mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày;

- Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.

(3) Trường hợp tử thi được bảo quản theo đúng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được hưởng 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng quy định tại mục (1) và mục (2) nêu trên.

(4) Khi thực hiện giám định pháp y về tử thi theo mục (1) và (2) nêu trên mà đối tượng giám định bị:

- Nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm;

- Phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;

- Phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan

Thì sẽ áp dụng mức bồi dưỡng như sau:

- Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.

- Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.

Ngoài ra, theo Điều 4 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì đối với người giúp việc cho người giám định tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì được hưởng bằng 70% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.

Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì được hưởng bằng 30% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.

Khám nghiệm tử thi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tất cả các vụ án giết người sẽ được khám nghiệm tử thi phải không?
Pháp luật
Có thể khám nghiệm tử thi khi không có sự đồng ý của gia đình người đó trước khi chết hay không?
Pháp luật
Khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không? Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không?
Pháp luật
Địa điểm và trang thiết bị giám định tử thi nghi nhiễm COVID-19 hoặc nhiễm COVID-19 được quy định thế nào?
Pháp luật
Phương pháp giám định tử thi được thực hiện theo quy định nào? Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tử thi?
Pháp luật
Những người nào phải có mặt khi thực hiện khám nghiệm tử thi? Số lượng người tham gia khám nghiệm tử thi là bao nhiêu?
Pháp luật
Biên bản khám nghiệm tử thi được lập thế nào? Trường hợp cần khai quật tử thi để khám nghiệm thì có cần sự đồng ý của người thân thích không?
Pháp luật
Trách nhiệm của Kiểm sát viên trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào? Trong quá trình khám nghiệm tử thi Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc khám nghiệm tử thi trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Kiểm sát viên có phải có mặt khi khám nghiệm tử thi hay không?
Pháp luật
Khám nghiệm tử thi đã chôn cất thì có cần báo cho người nhà của người chết biết hay không? Kiểm sát viên có quyền giám sát hoạt động khám nghiệm tử thi hay không?
Pháp luật
Quy trình khám nghiệm tử thi nghi nhiễm COVID-19 hoặc nhiễm COVID-19 được thực hiện qua những bước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám nghiệm tử thi
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
4,511 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám nghiệm tử thi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám nghiệm tử thi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào