Những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào?

Những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào? Các nhiệm vụ cho thiết kế sinh thái là gì? Để tiến hành thực hiện quá trình thiết kế sinh thái và phát triển cần những bước nào? Anh Vinh Quân (Phú Quốc) đặt câu hỏi.

Những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào?

Căn cứ theo Mục 4.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14006:2013 (ISO 14006:2011) về Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn để hợp nhất thiết kế sinh thái quy định về những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái như sau:

Những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái
Mục đích của thiết kế sinh thái là để tích hợp các khía cạnh môi trường vào trong thiết kế và phát triển sản phẩm sao cho giảm bớt các tác động môi trường từ sản phẩm qua suốt vòng đời của sản phẩm. Trong nỗ lực cho mục đích này, tổ chức, những khách hàng của họ và các bên hữu quan khác có thể thu được nhiều lợi ích. Các lợi ích tiềm tàng có thể gồm:
a) các lợi ích kinh tế, ví dụ thông qua tính cạnh tranh được tăng lên, giảm bớt chi phí và hấp dẫn cung cấp tài chính và đầu tư;
b) khuyến khích đổi mới và sáng tạo, phân định ra những mô hình kinh doanh mới;
c) giảm bớt trách nhiệm với pháp luật về môi trường thông qua giảm thiểu các tác động môi trường và kiến thức về sản phẩm được cải thiện;
d) cải thiện hình ảnh trước công chúng (cho cả hình ảnh của tổ chức và/hoặc nhãn hiệu);
e) nâng cao động cơ làm việc của công nhân lao động.
Các tổ chức có thể thu được những loại lợi ích này từ thiết kế sinh thái, bất luận qui mô của họ, khu vực địa lý của họ, văn hóa của họ và tính phức tạp của các hệ thống quản lý của họ. Do tính đa dạng này, kiểu vận hành của họ có thể khác nhau một cách cơ bản, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến các lợi ích mà tổ chức có thể thu được một cách tiềm tàng. Không phải tất cả nhưng lợi ích này nhất thiết sẽ được hiện thực hóa đồng thời hoặc trong một thời gian ngắn, ví dụ do các hạn chế về tài chính và công nghệ.

Theo đó, những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường bao gồm:

- Các lợi ích kinh tế, ví dụ thông qua tính cạnh tranh được tăng lên, giảm bớt chi phí và hấp dẫn cung cấp tài chính và đầu tư;

- Khuyến khích đổi mới và sáng tạo, phân định ra những mô hình kinh doanh mới;

- Giảm bớt trách nhiệm với pháp luật về môi trường thông qua giảm thiểu các tác động môi trường và kiến thức về sản phẩm được cải thiện;

- Cải thiện hình ảnh trước công chúng (cho cả hình ảnh của tổ chức và/hoặc nhãn hiệu);

- Nâng cao động cơ làm việc của công nhân lao động.

Những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào?

Những lợi ích của việc tiến hành thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Các nhiệm vụ cho thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường gồm những nhiệm vụ gì?

Theo Mục 4.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14006:2013 (ISO 14006:2011) quy định về các nhiệm vụ cho thiết kế sinh thái trong hệ thống quản lý môi trường, cụ thể như sau:

Các nhiệm vụ cho thiết kế sinh thái
Điều này giải thích những nhiệm vụ cho quản lý cấp cao trong việc lập ra hướng chiến lược của tổ chức liên quan với thiết kế sinh thái, cũng như trong việc quản lý sự áp dụng thiết kế sinh thái. Cả các hoạt động chiến lược và quản lý được xem xét ở đây là ở trình độ chung của tổ chức. Trong Điều 5, chiến lược và quản lý được xem xét từ một triển vọng của một Hệ thống quản lý môi trường (EMS) cụ thể, trong khi đó trong Điều 6 có cái nhìn từ triển vọng thiết kế của một sản phẩm cụ thể.
Quản lý cấp cao có hai loại nhiệm vụ để đảm bảo rằng thiết kế sinh thái được gắn kết vào tổ chức một cách hoàn hảo.
a) Nhiệm vụ đầu tiên liên quan đến các khía cạnh chiến lược của thiết kế, đặc biệt với sự tham chiếu theo:
1) Lập kế hoạch chiến lược của sản phẩm và tích hợp thiết kế sinh thái vào trong tất cả các hoạt động của tổ chức;
2) Phân định ra các nguồn lực (nhân lực, kỹ thuật và tài chính) cho việc lập kế hoạch, áp dụng và cải tiến thiết kế sinh thái;
3) Những thay đổi trong các điều kiện thị trường ở bên ngoài và những cơ hội nổi lên từ phát triển công nghệ, cải tiến trong hệ thống sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng;
4) Đặt ra các mục tiêu cho kết quả hoạt động môi trường;
5) Khuyến khích sự đổi mới và phát triển các mô hình kinh doanh mới; và
6) Đóng góp cho sự sáng tạo giá trị.
Những xem xét lại sự quản lý trước đây có thể đóng góp một cách bền vững theo hướng nhiệm vụ này.
b) Nhiệm vụ thứ hai là quản lý các quá trình nội bộ một khi chiến lược thiết kế sinh thái và trọng tâm thiết kế sinh thái đã được lập. Điều này bao gồm:
1) Tích hợp và áp dụng chiến lược thiết kế sinh thái đã chọn trong tất cả các qui trình, chương trình và lộ trình liên quan,
2) Đảm bảo cách tiếp cận chéo theo chức năng,
3) Tham gia vào chuỗi giá trị trong chiến lược thiết kế đã chọn, cả phía trên (những nhà cung cấp) và phía dưới của chuỗi (sau khi bán, những nhà cung cấp dịch vụ, tái chế, v.v.), và
4) Duy trì trao đổi thông tin hai chiều, cả trong chuỗi giá trị nội bộ và bên ngoài.
Để đảm bảo là các quá trình này phát triển theo cách thức tối ưu, việc lập ra một hệ thống đo hiệu quả của quá trình có thể là rất có ích.
Thông tin thêm về vai trò của lãnh đạo cấp cao nhất trong thiết kế sinh thái, xem Phụ lục A.

Để tiến hành thực hiện quá trình thiết kế sinh thái và phát triển cần những bước nào?

Cụ thể tại Mục 6.3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14006:2013 (ISO 14006:2011) quy định thì:

Quá trình thiết kế sinh thái
Sự lựa chọn của một giải pháp thiết kế cần đạt được sự cân bằng giữa các khía cạnh môi trường khác nhau và các cân nhắc liên quan khác, như chức năng, các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tính năng, các rủi ro kinh doanh và các khía cạnh kinh tế.
Khi các thuộc tính nhất định được yêu cầu để tuân thủ với các quy định (ví dụ sức khỏe và an toàn, tương thích điện từ), các thuộc tính này cần được thỏa mãn trong khi cũng tính đến các chỉ tiêu môi trường. Những xem xét này cũng áp dụng cho nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới.
Những bước sau đây cần được tiến hành trong quá trình thiết kế và phát triển (xem 5.4.6):
a) Quy định chức năng của sản phẩm;
b) Định ra các thông số môi trường có ý nghĩa từ sự phân tích những yêu cầu về môi trường của các bên hữu quan (xem 6.5) và đầu vào (xem 5.4.6.3) và sự đánh giá các khía cạnh môi trường (xem 6.4 và 5.3.1);
c) Phân định ra các chiến lược cải thiện môi trường thích hợp cho sản phẩm, theo như các khía cạnh và thông số môi trường được phân định ra trong các bước trước đây;
d) Xây dựng các mục tiêu/chỉ tiêu môi trường dựa trên các chiến lược cải tiến;
e) Thiết lập quy định kỹ thuật của sản phẩm đề cập đến các mục tiêu/chỉ tiêu môi trường (quy định kỹ thuật về môi trường của sản phẩm);
f) Xây dựng các giải pháp kỹ thuật để thỏa mãn các mục tiêu/chỉ tiêu môi trường, trong khi có tính đến các xem xét thiết kế khác.
Thiết kế và phát triển thay đổi tùy theo các sản phẩm và tổ chức. Có các cách tiếp cận khác nhau để hợp nhất các khía cạnh môi trường vào trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì những bước sau đây cần được tiến hành trong quá trình thiết kế và phát triển:

a) Quy định chức năng của sản phẩm;

b) Định ra các thông số môi trường có ý nghĩa từ sự phân tích những yêu cầu về môi trường của các bên hữu quan và đầu vào và sự đánh giá các khía cạnh môi trường;

c) Phân định ra các chiến lược cải thiện môi trường thích hợp cho sản phẩm, theo như các khía cạnh và thông số môi trường được phân định ra trong các bước trước đây;

d) Xây dựng các mục tiêu/chỉ tiêu môi trường dựa trên các chiến lược cải tiến;

e) Thiết lập quy định kỹ thuật của sản phẩm đề cập đến các mục tiêu/chỉ tiêu môi trường (quy định kỹ thuật về môi trường của sản phẩm);

f) Xây dựng các giải pháp kỹ thuật để thỏa mãn các mục tiêu/chỉ tiêu môi trường, trong khi có tính đến các xem xét thiết kế khác.

Thiết kế và phát triển thay đổi tùy theo các sản phẩm và tổ chức. Có các cách tiếp cận khác nhau để hợp nhất các khía cạnh môi trường vào trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.

Thiết kế sinh thái
Hệ sinh thái tự nhiên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phát triển hệ sinh thái tự nhiên vùng đất ngập nước tự nhiên, núi đá vôi, đất chưa sử dụng thực hiện thế nào?
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp mới nhất ở đâu?
Pháp luật
Phá hoại cảnh quan, xâm chiếm trái phép hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tổ chức cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời gian nào?
Pháp luật
Tổ chức cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được từ dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên khi nào?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác trong thời gian nào?
Pháp luật
Bên cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sử dụng số tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên sai mục đích thì sẽ bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Mức chi trả cho việc sử dụng hệ sinh thái tự nhiên hiện nay là bao nhiêu? Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên là gì?
Pháp luật
Nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia?
Pháp luật
Có bắt buộc phải trả tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không? Nguyên tắc chi trả dịch vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trình tự tiến hành điều tra khảo sát hệ sinh thái san hô được thực hiện như thế nào? Bàn giao sản phẩm điều tra khảo sát hệ sinh thái san hô gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết kế sinh thái
2,021 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế sinh thái Hệ sinh thái tự nhiên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết kế sinh thái Xem toàn bộ văn bản về Hệ sinh thái tự nhiên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào