Những loại tôm hùm nào thuộc đối tượng thường mắc bệnh sữa trên tôm hùm? Nguyên nhân gây nên bệnh sữa trên tôm hùm là do những tác nhân nào gây nên?
Bệnh sữa trên tôm hùm (Hình từ Internet)
Những loại tôm hùm nào thuộc đối tượng thường mắc bệnh sữa trên tôm hùm?
Theo Mục 5 TCVN 8710-17:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm quy định về triệu chứng lâm sàng ở tôm hùm khi mắc bệnh sữa như sau:
"5 Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh thường xảy ra ở các loài tôm hùm nuôi thuộc họ tôm hùm gai Palinuridae, giống Panulirus gồm một số loài: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm tre (P. polyphagus);
- Tôm thường nhiễm bệnh từ giai đoạn sớm, khoảng 250 g đến 400 g;
- Tôm chết sau 9 ngày đến 12 ngày phát hiện bệnh;
- Tác nhân gây bệnh là Rickettsia- like bacteria, ký sinh trong máu và cơ quan tạo máu của tôm hùm;
- Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp theo chiều ngang từ thức ăn có mang mầm bệnh; từ tôm bệnh sang tôm khỏe trong cùng một lồng hoặc gián tiếp qua môi trường nuôi;
- Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 9 đến tháng 10 và từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng nuôi tôm hùm.
5.2 Triệu chứng lâm sàng
- Tôm bệnh hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh;
- Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
- Sau từ 3 ngày đến 5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ trắng trong sang lốm đốm trắng đục rồi chuyển thành trắng đục."
Như vậy, bệnh thường xảy ra ở các loài tôm hùm nuôi thuộc họ tôm hùm gai Palinuridae, giống Panulirus gồm một số loài: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm tre (P. polyphagus).
Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 9 đến tháng 10 và từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng nuôi tôm hùm.
Tôm hùm mắc bệnh sữa sẽ có một số triệu chứng lâm sàng như :
- Tôm bệnh hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh;
- Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn;
- Sau từ 3 ngày đến 5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ trắng trong sang lốm đốm trắng đục rồi chuyển thành trắng đục.
Nguyên nhân gây nên bệnh sữa trên tôm hùm là do những tác nhân nào gây nên?
Theo Mục 2 TCVN 8710-17:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm quy định về nguyên nhân gây bệnh ở tôm như sau:
"2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Bệnh sữa trên tôm hùm (Milky haemolymph disease of spiny lobsters - MHD-SL)
Bệnh do vi sinh vật Rickettsia - like bacteria - RLB ký sinh nội bào trong máu và cơ quan tạo máu tôm hùm. Chúng gây biến đổi cấu trúc cơ quan tạo màu và làm cho máu tôm chuyển màu trắng sữa.
CHÚ THÍCH: Rickettsia - like bacteria là một loại vi sinh vật gram âm, dạng que, cong, kích thước từ 1,5 μm đến 2,5 μm, tồn tại tự do, dày đặc trong hemolymph của tôm bệnh và trong nguyên sinh chất của các tế bào của mô liên kết của gan tụy."
Theo đó, bệnh sữa trên tôm hùm là do vi sinh vật Rickettsia - like bacteria - RLB ký sinh nội bào trong máu và cơ quan tạo máu tôm hùm gây nên.
Rickettsia - like bacteria là một loại vi sinh vật gram âm, dạng que, cong, kích thước từ 1,5 μm đến 2,5 μm, tồn tại tự do, dày đặc trong hemolymph của tôm bệnh và trong nguyên sinh chất của các tế bào của mô liên kết của gan tụy
Chúng gây biến đổi cấu trúc cơ quan tạo màu và làm cho máu tôm chuyển màu trắng sữa
Cần chuẩn bị thuốc thử và vật liệu thử nào để chẩn đoán bệnh sữa trên tôm hùm?
Theo Mục 3 TCVN 8710-17:2016 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm quy định về thuốc thử và vật liệu thử như sau:
"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có nuclease, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, 70 % (thể tích), 90 % (thể tích) và etanol tuyệt đối.
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp nhuộm Giemsa
3.2.1 Dung dịch Giemsa đậm đặc (xem A.1).
3.2.2 Dung dịch đệm phosphat (xem A.2).
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng thuốc nhuộm Giemsa thương mại và pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
3.3 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR (Polymerase Chain Reaction)
3.3.1 Kít tách chiết ADN (axit deoxyribonucleic), Protein K.
3.3.2 Kít nhân gen (PCR Master Mix Kit).
3.3.3 Cặp mồi (primes), gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.3.4 Agarose.
3.3.5 Dung dịch đệm TAE (Tris-acetate - EDTA) hoặc TBE (Tris-brorate - EDTA) (xem A.3).
3.3.6 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.3.7 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X).
3.3.8 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.3.9 Thang chuẩn ADN (Marker).
3.3.10 Nước tinh khiết, không có nuclease."
Theo đó, đối với bệnh sữa trên tôm hùm thì sữa có một số thuốc thử và vật liệu thử có thể dùng dùng và tùy vào phương pháp chẩn đoán bệnh trên tôm mà người tiến hành chẩn đoán cần sửa dụng một số loại thuốc thử và vật liệu thử riêng biệt cho từng phương pháp theo Tiêu chuẩn nên trên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?