Những lĩnh vực công nghệ cao nào được khuyến khích đầu tư tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh?
Việc thành lập Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế Khu Công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. "Khu công nghệ cao" là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong Khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
...
Đồng thời tại Điều 2 Quyết định 145/2002/QĐ-TTg có quy định:
Điều 2. Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh là một khu kinh tế - kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đối chiếu với quy định này, việc thành lập Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nhằm những mục đích sau:
- Tập trung thu hút đầu tư nước ngoài;
- Huy động các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao;
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Những lĩnh vực công nghệ cao nào được khuyến khích đầu tư tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh? (hình từ Internet)
Những lĩnh vực công nghệ cao nào được khuyến khích đầu tư tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh?
Điều 5 Quy chế Khu Công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP
Các lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực công nghệ cao khuyến khích đầu tư
1. Các lĩnh vực đầu tư:
a) Xây dựng và kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật.
b) Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao.
c) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực công nghệ cao.
d) Ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại công nghệ cao.
đ) Cung cấp các dịch vụ.
2. Các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư:
a) Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học.
b) Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế.
c) Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hoá.
d) Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.
đ) Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới.
Như vậy, các lĩnh vực công nghệ cao sau được khuyến khích đầu tư tại các Khu công nghệ cao nói chung và Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh nói riêng:
- Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học.
- Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế.
- Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hoá.
- Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.
- Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới.
Thủ tục đầu tư vào Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?
Điều 6 Quy chế Khu Công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao được thực hiện như sau:
Thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao; tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư được uỷ quyền; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền.
2. Đối với các dự án đầu tư được ủy quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải xem xét, quyết định và thông báo cho nhà đầu tư việc cấp hay từ chối cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp từ chối, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ.
4. Dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được lập theo quy định của pháp luật, có giải trình rõ việc đáp ứng những điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Các ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được xem xét đồng thời trong quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư và được quy định trong Giấy phép đầu tư. Các ưu đãi đối với dự án đầu tư trong nước được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
e) Một số công nghệ đặc biệt khác.
3. Căn cứ vào các lĩnh vực công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều này, Ban Quản lý Khu công nghệ cao công bố danh mục các dự án cụ thể được khuyến khích đầu tư vào Khu công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao và nghiên cứu - phát triển công nghệ cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?