Những khu vực trong nhà ở và nhà công cộng có rủi ro cao về cháy thì thiết bị điện phải tuân thủ những gì?
- Yêu cầu như thế nào đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra trong nhà ở và nhà công cộng?
- Những khu vực trong nhà ở và nhà công cộng có rủi ro cao về cháy thì thiết bị điện phải tuân thủ những gì?
- Bảo vệ chống quá dòng điện trong nhà ở và nhà công cộng phải đảm bảo những quy định thế nào?
Yêu cầu như thế nào đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra trong nhà ở và nhà công cộng?
Theo Mục 2.5.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD có yêu cầu đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra trong nhà ở và nhà công cộng như sau:
Yêu cầu đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra
2.5.2.1 Thiết bị điện có khả năng tạo ra nhiệt độ bề mặt gây nguy hiểm cháy cho các vật liệu, vật dụng liền kề khi thiết kế, lắp đặt cố định phải tuân thủ một trong các yêu cầu sau đây:
a) Đặt ở trên bệ hoặc trong vỏ làm bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và đủ độ bền cơ;
b) Được cách ly khỏi các vật liệu, vật dụng liền kề hoặc các phần tử khác bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có chiều dày đủ độ bền cơ;
c) Đảm bảo khoảng cách đủ lớn đến các vật liền kề hoặc các phần tử khác cho phép tỏa nhiệt an toàn. Mọi phương tiện đỡ thiết bị điện có khả năng tạo nhiệt độ bề mặt đều phải có độ dẫn nhiệt thấp.
2.5.2.2 Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà phải:
a) Sử dụng loại dây dẫn có tiết diện phù hợp với quy định tại mục 2.1.5 và mức tải dòng điện phù hợp với quy định tại mục 2.1.4.2;
b) Sử dụng RCD có dòng tác động tối đa là 0,5 A;
c) Đảm bảo tương thích với các điều kiện môi trường, tính chất sử dụng, đặc điểm kiến trúc của nhà và các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy. Ở những nơi có nguy cơ cháy cao đường dẫn điện và phương pháp lắp đặt phải phù hợp với các yêu cầu quy định tại các mục 2.1.2; 2.1.3.2 và 2.1.4.2.
2.5.2.3 Thiết bị điện, dây dẫn điện có khả năng tạo hồ quang hoặc tia lửa điện trong vận hành bình thường, khi nối cố định phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Bọc kín toàn bộ trong vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;
b) Cách ly khỏi vật dụng hoặc các phần tử của nhà bằng vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;
c) Lắp đặt với một khoảng cách đủ đảm bảo dập được hồ quang, tia lửa điện.
2.5.2.4 Thiết bị điện có khả năng gây ra tình trạng tập trung nhiệt hoặc tích tụ nhiệt phải có khoảng cách đủ lớn đến các vật ở liền kề hoặc các phần tử của nhà để trong điều kiện vận hành bình thường không tạo ra nhiệt độ nguy hiểm cho các vật và phần tử của nhà.
2.5.2.5 Đối với các thiết bị điện có chứa từ 25 l chất lỏng dễ cháy trở lên đặt ở cùng một nơi phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn cháy chất lỏng đó và không cho ngọn lửa, khói, khí độc do cháy lan tỏa sang các bộ phận khác của nhà; cắt được điện nhanh nhất khi xảy ra cháy.
2.5.2.6 Các vật liệu được lắp đặt để che chắn xung quanh thiết bị điện phải là các vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp, khó cháy, chịu được nhiệt độ cao nhất mà thiết bị điện đó có thể tạo ra.
Như vậy, thiết bị điện có khả năng tạo ra nhiệt độ bề mặt gây nguy hiểm cháy cho các vật liệu, vật dụng liền kề khi thiết kế và lắp đặt cố định phải tuân thủ một trong các yêu cầu đó là:
- Đặt ở trên bệ hoặc trong vỏ làm bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và đủ độ bền cơ;
- Được cách ly khỏi các vật liệu, vật dụng liền kề hoặc các phần tử khác bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có chiều dày đủ độ bền cơ;
- Đảm bảo khoảng cách đủ lớn đến các vật liền kề hoặc các phần tử khác cho phép tỏa nhiệt an toàn. Mọi phương tiện đỡ thiết bị điện có khả năng tạo nhiệt độ bề mặt đều phải có độ dẫn nhiệt thấp.
Những khu vực trong nhà ở và nhà công cộng có rủi ro cao về cháy thì thiết bị điện phải tuân thủ những gì? (Hình từ Internet)
Những khu vực trong nhà ở và nhà công cộng có rủi ro cao về cháy thì thiết bị điện phải tuân thủ những gì?
Tại tiểu mục 2.5.3.5 Mục 2.5.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD quy định đối với khu vực có rủi ro cao về cháy tỏng nhà ở và nhà công cộng, cụ thể như sau:
- Phải hạn chế sử dụng thiết bị điện ở khu vực này. Trường hợp dây dẫn bắt buộc phải đi qua thì phải được bọc bằng vật liệu chống cháy hoặc có biện pháp phòng ngừa để không gây ra cháy hoặc làm lan truyền ngọn lửa. Các mối nối dây dẫn nếu bắt buộc phải có thì phải đặt trong hộp chống cháy;
- Phải có biện pháp ngăn ngừa tích tụ bụi trên vỏ của dây dẫn và thiết bị điện;
- Phải sử dụng thiết bị điện có kết cấu hoặc điều kiện lắp đặt sao cho mức sinh nhiệt lúc vận hành bình thường hoặc khi bị sự cố không thể gây cháy;
- Không được lắp đặt thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và cách ly, trừ khi được đặt trong vỏ bọc có cấp bảo vệ ít nhất là IP4X;
- Các động cơ được điều khiển tự động hoặc điều khiển từ xa hoặc không có sự giám sát vận hành liên tục phải được bảo vệ chống tăng nhiệt độ quá mức bằng các thiết bị cảm biến nhiệt độ;
- Đèn điện phải có vỏ bọc với cấp bảo vệ ít nhất là IP4X. Bóng đèn và các phần tử của thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ ở những chỗ dễ hỏng về cơ. Các thiết bị bảo vệ không được cố định trên đui đèn, trừ khi đui đèn được thiết kế cho mục đích này;
- Mạch điện phải được giám sát liên tục bằng thiết bị theo dõi cách điện và có cảnh báo khi có sự cố cách điện;
- Phải đảm bảo cho các bộ phận mang điện của mạch điện có ELV nằm trong vỏ bọc có cấp bảo vệ là IP2X hoặc IPXXB và chịu được điện áp thử nghiệm có giá trị hiệu dụng 500 V trong 1 min;
- Phải thực hiện các biện pháp bảo đảm cho thiết bị điện không thể gây cháy cho tường, sàn và trần của nhà;
- Phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để hệ thống điện nhà không thể gây cháy lan đối với các kết cấu có hình dạng, kích thước dễ lan truyền ngọn lửa.
Bảo vệ chống quá dòng điện trong nhà ở và nhà công cộng phải đảm bảo những quy định thế nào?
Về yêu cầu về bảo vệ chống quá dòng điện, phải đảm bảo tại Mục 2.6.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD như sau:
Yêu cầu về bảo vệ chống quá dòng điện
2.6.2.1 Phải căn cứ vào loại sơ đồ nối đất được áp dụng để xem xét, xác định biện pháp bảo vệ chống quá dòng điện.
2.6.2.2 Bảo vệ dây pha
Thiết bị bảo vệ chống quá dòng điện phải cắt được dòng điện trong các dây bị quá dòng điện và phải được lắp đặt trên tất cả các dây pha.
2.6.2.3 Bảo vệ dây trung tính
a) Đối với sơ đồ TT và TN-S:
Trong trường hợp tiết diện của dây trung tính nhỏ hơn tiết diện của dây pha thì phải lắp đặt thiết bị bảo vệ chống quá dòng tương ứng với tiết diện của dây trung tính. Thiết bị bảo vệ này bắt buộc phải cắt điện các dây pha, nhưng không nhất thiết phải cắt điện dây trung tính. Trong trường hợp dòng điện trong dây trung tính vượt quá khả năng mang tải của dây đó thì phải lắp đặt thiết bị bảo vệ quá dòng điện.
Trong mọi trường hợp, dây trung tính phải được bảo vệ chống dòng điện ngắn mạch.
b) Đối với sơ đồ IT:
Khi phải kéo dây trung tính đi theo dây pha thì phải lắp đặt bảo vệ quá dòng điện cho dây tải điện (bao gồm cả dây trung tính) của mỗi mạch điện, trừ trường hợp:
+ Dây trung tính đặc biệt được bảo vệ hiệu quả bởi thiết bị bảo vệ quá dòng lắp đặt ở phía nguồn cấp điện hoặc
+ Mạch điện đặc biệt được bảo vệ bởi RCD, mà dòng điện dư định mức không vượt quá 0,2 lần khả năng tải dòng điện của dây trung tính và RCD cắt được toàn bộ các các dây tải điện, bao gồm cả dây trung tính của mạch điện tương ứng.
Theo đó, phải căn cứ vào loại sơ đồ nối đất được áp dụng để xem xét, xác định biện pháp bảo vệ chống quá dòng điện.
Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo về dây pha và bảo vệ dây trung tính đối với sơ đồ TT và TN-S; sơ đồ IT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?