Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm soát hạt nhân? Cơ sở nào chịu sự kiểm soát hạt nhân?

Cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân bao gồm những cơ sở nào? Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân? Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong hoạt động kiểm soát hạt nhân? Câu hỏi đến từ anh K.G ở Bình Phước.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm soát hạt nhân?

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm soát hạt nhân theo Điều 5 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định 45/2010/QĐ-TTg quy định như sau:

- Tiếp cận, chiếm giữ, mua, bán, sở hữu, sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, sử dụng bất hợp pháp vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân.

- Từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch liên quan đến việc sử dụng, lưu giữ, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn; vật liệu và thiết bị trong chu trình nhiên liệu hạt nhân theo quy định của Quy chế này.

- Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Hoạt động kiểm soát hạt nhân

Hoạt động kiểm soát hạt nhân (Hình từ Internet)

Cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân bao gồm những cơ sở nào?

Cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân tại khoản 1 Điều 6 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định 45/2010/QĐ-TTg quy định như sau:

Cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân bao gồm:

- Lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; nhà máy điện hạt nhân; cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân; cơ sở tái chế, lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;

- Địa điểm có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn với khối lượng lớn hơn 1 kilôgam hiệu dụng.

Lưu ý:

Theo Điều 3 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định 45/2010/QĐ-TTg quy định Kilôgam hiệu dụng là đại dương được xác định như sau:

- Đối với plutoni: bằng khối lượng plutoni tính theo kilôgam;

- Đối với urani có độ làm giàu lớn hơn hoặc bằng 1%: bằng khối lượng urani tính theo kilôgam nhân với bình phương của độ làm giàu;

- Đối với urani có độ làm giàu lớn hơn 0,5% và nhỏ hơn 1%: bằng khối lượng urani tính theo kilôgam nhân với 0,0001;

- Đối với urani có độ làm giàu nhỏ hơn hoặc bằng 0,5% và đối với thori: bằng khối lượng urani hoặc thori tính theo kilôgam nhân với 0,00005.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân?

Tổ chức, cá nhân có cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân có các trách nhiệm theo khoản 2 Điều 6 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định 45/2010/QĐ-TTg năm 2010 sau đây:

- Thực hiện kế toán hạt nhân và định kỳ báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

- Thực hiện các biện pháp giám sát đối với vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn;

- Nộp hồ sơ thiết kế của cơ sở cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trước khi đưa vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn vào cơ sở hoặc trước khi có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế;

- Lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt thời gian có vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở;

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và tổ chức quốc tế có liên quan;

- Thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với vật liệu hạt nhân và vật liệu hạt nhân nguồn.

Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong hoạt động kiểm soát hạt nhân?

Theo Điều 12 Quy chế Hoạt động kiểm soát hạt nhân ban hành kèm theo Quyết định 45/2010/QĐ-TTg năm 2010 quy định như sau:

(1) Xây dựng và quản lý dữ liệu kiểm soát hạt nhân thuộc hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, bao gồm:

- Danh sách các cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân và các địa điểm có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn khác; quy trình kế toán hạt nhân, các biện pháp giám sát áp dụng tại cơ sở và địa điểm;

- Thông tin về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn chịu sự kiểm soát hạt nhân;

- Số liệu về xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân;

- Thông tin vận hành của cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân;

- Kết luận kiểm tra, thanh tra của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

- Kết luận thanh tra quốc tế;

- Báo cáo định kỳ kế toán hạt nhân quốc gia.

(2) Quy định và hướng dẫn cụ thể các nội dung sau đây:

- Quy trình kế toán hạt nhân và lập báo cáo về vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn;

- Hồ sơ thiết kế của cơ sở chịu sự kiểm soát hạt nhân;

- Báo cáo của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Quy chế này;

- Danh mục vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân;

- Quy trình, thủ tục công nhận tổ chức, cá nhân đã hết trách nhiệm chịu sự kiểm soát hạt nhân.

(3) Kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về kiểm soát hạt nhân.

(4) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thống nhất với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế về kế hoạch và triển khai thực hiện thanh tra quốc tế tại Việt Nam.

(5) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc trao đổi và xử lý thông tin theo các điều ước quốc tế liên quan đến kiểm soát hạt nhân mà Việt Nam là thành viên.

(6) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong hoạt động kiểm soát hạt nhân đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu và thiết bị chịu sự kiểm soát hạt nhân.

(7) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương trong hoạt động kiểm soát hạt nhân đối với nhà máy điện hạt nhân.

(8) Phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc chấp thuận đề cử thanh tra viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế.

(9) Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kiểm soát hạt nhân.

Kiểm soát hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những vật liệu và thiết bị xuất khẩu, nhập khẩu nào chịu sự kiểm soát hạt nhân?
Pháp luật
Thanh tra quốc tế về hoạt động kiểm soát hạt nhân do cơ quan nào thực hiện? Hình thức thanh tra quốc tế?
Pháp luật
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm soát hạt nhân? Cơ sở nào chịu sự kiểm soát hạt nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm soát hạt nhân
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
336 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm soát hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm soát hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào