Những đơn vị, cá nhân nào thuộc Bộ Nội vụ phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo quy định hiện nay?
- Những đơn vị, cá nhân nào thuộc Bộ Nội vụ phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo quy định hiện nay?
- Những đối tượng thuộc Bộ Nội vụ phải thực hiện công khai tài chính theo nguyên tắc ra sao?
- Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng Ngân sách Nhà nước về quản lý biên chế quỹ tiền lương như thế nào?
Những đơn vị, cá nhân nào thuộc Bộ Nội vụ phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo quy định hiện nay?
Theo Điều 1 Quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BNV quy định đối tượng phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí:
- Tất cả các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước, các cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, sử dụng các loại vốn và tài sản nhà nước (phương tiện đi lại, máy móc trang thiết bị làm việc, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ....) thuộc Bộ Nội vụ phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của quy chế này.
- Căn cứ các hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ thuộc các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước quy định hiện hành, làm cơ sở để thực hiện chi tiêu tiết kiệm chống lãng phí.
- Nghiêm cấm các đơn vị tự đặt ra các tiêu chuẩn định mức chi tiêu trái với chế độ chính sách quy định hiện hành của nhà nước.
- Căn cứ chế độ chính sách hiện hành của nhà nước, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, các đơn vị phải xây dựng các quy trình thủ tục giải quyết công việc; quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong việc quản lý sử dụng các loại vốn và tài sản của nhà nước để thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đảm bảo phù hợp với điều kiện và yêu cầu của công việc trong đơn vị.
Những đối tượng thuộc Bộ Nội vụ phải thực hiện công khai tài chính theo nguyên tắc ra sao?
Theo Điều 3 Quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Nội dung và nguyên tắc công khai tài chính:
- Tất cả các đơn vị phải thực hiện đúng quy chế công khai tài chính do Thủ tướng Chính phủ quy định, bao gồm:
- Công khai thu, chi tài chính phải bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công chức, quyền giám sát của tổ chức và đoàn thể quần chúng theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
- Nội dung, phạm vi và mức độ công khai tài chính phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, kịp thời đúng nội dung và đúng đối tượng
Các quy chế về công khai tài chính bao gồm:
- Quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước, (bao gồm các nguồn thu, và các khoản chi)
- Quy chế công khai tài chính đối với các quỹ có từ các nguồn thu (từ NSNN, thu từ nguồn khác...)
Căn cứ trên quy định tất cả các đơn vị phải thực hiện đúng quy chế công khai tài chính do Thủ tướng Chính phủ quy định, bao gồm:
- Công khai thu, chi tài chính phải bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của cán bộ công chức, quyền giám sát của tổ chức và đoàn thể quần chúng theo thẩm quyền được pháp luật quy định.
- Nội dung, phạm vi và mức độ công khai tài chính phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, kịp thời đúng nội dung và đúng đối tượng
Các quy chế về công khai tài chính bao gồm:
- Quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước, (bao gồm các nguồn thu, và các khoản chi)
- Quy chế công khai tài chính đối với các quỹ có từ các nguồn thu (từ ngân sách Nhà nước, thu từ nguồn khác...).
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (Hình từ Internet)
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng Ngân sách Nhà nước về quản lý biên chế quỹ tiền lương như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế thực hành tiết kiệm chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định 53/2003/QĐ-BNV quy định thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng Ngân sách Nhà nước về quản lý biên chế quỹ tiền lương như sau:
- Việc thành lập mới, sát nhập, chia tách tổ chức các đơn vị phải gắn với nhu cầu thực tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế, được cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời không làm tăng biên chế quỹ tiền lương được duyệt.
- Các đơn vị được cấp kinh phí tiền lương phải thực hiện đúng những quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về biên chế tiền lương.
- Việc tuyển dụng lao động theo hợp đồng phải được công khai về nhu cầu tuyển dụng, điều kiện của người được tuyển dụng theo đúng luật lao động và trong biên chế đã được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Nghiêm cấm việc sử dụng lao động và quỹ tiền lương vượt quá chỉ tiêu đã được duyệt.
Trường hợp do công việc đột xuất, có tính chất thời vụ, các đơn vị ký hợp đồng có thời hạn với người lao động, và trả công lao động từ khoản chi nhân công theo đúng quy định của mục lục Ngân sách và dự toán được duyệt, đồng thời phải được sự đồng ý của cấp trên quản lý trực tiếp.
- Người ra quyết định tuyển dụng, sử dụng lao động, nâng bậc, chuyển ngạch không đúng theo quy định thì phải hủy bỏ quyết định đó và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật; bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây lãng phí thì phải bồi thường. Các khoản bồi thường thiệt hại bao gồm:
+ Tiền lương chi trả cho người lao động đã được tuyển dụng;
+ Chi phí đào tạo lại để chuyển sang làm công việc khác;
+ Tiền thưởng, BHXH, BHYT (nếu có)
+ Các chi phí khác có liên quan
- Tất cả cán bộ công chức phải đảm bảo đủ giờ công lao động theo quy định, các đơn vị thực hiện chấm công lao động và có biện pháp xử lý kỷ luật đối với những cán bộ không đảm bảo đủ giờ công lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?