Những đối tượng nào không được tham gia Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp?
- Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp có bao nhiêu thành viên?
- Những đối tượng nào không được tham gia Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp?
- Đánh giá của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị nghiệm thu, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Viện Khoa học pháp lý trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
2. Thành viên Hội đồng
a) Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên; trong đó có 05 ủy viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học;
b) Thư ký khoa học do Hội đồng bầu trong số các ủy viên Hội đồng;
c) Hội đồng có thể có từ 01 đến 02 ủy viên là người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học, nhưng thành viên này không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên phản biện hoặc thư ký khoa học của Hội đồng;
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp có 07 thành viên, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên.
Trong đó có 05 ủy viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học.
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được tham gia Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ
...
2. Thành viên Hội đồng
a) Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên; trong đó có 05 ủy viên là các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học;
b) Thư ký khoa học do Hội đồng bầu trong số các ủy viên Hội đồng;
c) Hội đồng có thể có từ 01 đến 02 ủy viên là người thuộc tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học, nhưng thành viên này không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên phản biện hoặc thư ký khoa học của Hội đồng;
d) Những trường hợp không được tham gia Hội đồng: chủ nhiệm, thành viên chính, tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ; người đang bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác.
3. Viện Khoa học pháp lý cử 01 chuyên viên làm thư ký hành chính giúp việc cho Hội đồng.
4. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng, Viện Khoa học pháp lý có trách nhiệm gửi hồ sơ nhiệm vụ khoa học cho các ủy viên Hội đồng. Mỗi ủy viên viết Phiếu nhận xét, đánh giá theo mẫu (PL7-PNX-BTP), phù hợp theo từng loại nhiệm vụ khoa học) và gửi về Viện Khoa học pháp lý ít nhất 01 (một) ngày làm việc trước ngày họp.
...
Như vậy, theo quy định thì những đối tượng sau đây không được tham gia Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ:
(1) Chủ nhiệm, thành viên chính, tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ;
(2) Người đang bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
(3) Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác.
Đánh giá của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 31 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ như sau:
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp bộ
...
6. Yêu cầu đánh giá của Hội đồng
a) Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả theo hình thức bỏ phiếu kín;
b) Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu đánh giá đúng quy định cho từng nội dung đánh giá; Phiếu không hợp lệ là phiếu do thành viên bỏ trống hoặc đánh giá không theo quy định;
c) Kết quả xếp loại chung của nhiệm vụ dựa trên kết quả đánh giá của từng thành viên theo quy định.
7. Nội dung đánh giá và xếp loại đối với nhiệm vụ cấp bộ
a) Nội dung đánh giá của Hội đồng là các nội dung tổ chức chủ trì đã tự đánh giá được quy định tại Điều 28 Quy chế này;
b) Đánh giá và xếp loại của thành viên Hội đồng:
Mỗi chủng loại sản phẩm của nhiệm vụ theo thuyết minh và hợp đồng được đánh giá trên các tiêu chí về số lượng, khối lượng, chất lượng sản phẩm theo 03 mức sau: “Xuất sắc” khi vượt mức so với đặt hàng; “Đạt” khi đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng; “Không đạt” khi không đáp ứng đúng, đủ yêu cầu theo đặt hàng.
...
Như vậy, theo quy định thì đánh giá của Hội đồng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả theo hình thức bỏ phiếu kín;
(2) Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu đánh giá đúng quy định cho từng nội dung đánh giá;
Phiếu không hợp lệ là phiếu do thành viên bỏ trống hoặc đánh giá không theo quy định;
(3) Kết quả xếp loại chung của nhiệm vụ dựa trên kết quả đánh giá của từng thành viên theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?