Những đối tượng nào được tham gia làm hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam? Hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Những đối tượng nào được tham gia làm hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định về hội viên Hội Y tế công cộng Việt Nam như sau:
Hội viên Hội Y tế công cộng Việt Nam:
1. Hội viên tổ chức: Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng thừa nhận điều lệ Hội Y tế công cộng Việt Nam, tự nguyện hoạt động cho Hội, có đơn xin gia nhập Hội, cử người đại diện tham gia Hội, thì được xét kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường vụ Hội thông qua.
2. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, thừa nhận điều lệ Hội Y tế công cộng Việt Nam, tự nguyện làm đơn xin gia nhập để được xét kết nạp vào Hội.
3. Hội viên tán trợ: Các tổ chức, công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài, thừa nhận điều lệ Hội Y tế công cộng Việt Nam và tài trợ cho hoạt động của Hội được xét công nhận là “Hội viên tán trợ” sau khi được Ban Thường vụ thông qua.
4. Hội viên danh dự: Những cá nhân có đóng góp lớn cho sự nghiệp Y tế công cộng sẽ được Ban Thường vụ mời tham gia là “Hội viên danh dự” của Hội.
Hội viên tán trợ và Hội viên danh dự không được tham gia ứng cử, đề cử vào ban lãnh đạo Hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Những đối tượng được tham gia làm hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng thừa nhận điều lệ Hội Y tế công cộng Việt Nam, tự nguyện hoạt động cho Hội, có đơn xin gia nhập Hội, cử người đại diện tham gia Hội, thì được xét kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường vụ Hội thông qua.
Những đối tượng nào được tham gia làm hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của hội viên như sau:
Nhiệm vụ của hội viên:
1. Tôn trọng tôn chỉ mục đích, chấp hành Điều lệ, các nghị quyết của Hội.
2. Tham gia tích cực vào các công việc của Hội.
3. Tuyên truyền phát triển hội viên, bảo vệ danh dự, uy tín của Hội.
4. Đoàn kết, tương trợ với đồng nghiệp trong và ngoài Hội.
5. Tham gia sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội, đóng hội phí đầy đủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các nhiệm vụ như sau:
- Tôn trọng tôn chỉ mục đích, chấp hành Điều lệ, các nghị quyết của Hội Y tế công cộng Việt Nam;
- Tham gia tích cực vào các công việc của Hội Y tế công cộng Việt Nam;
- Tuyên truyền phát triển hội viên, bảo vệ danh dự, uy tín của Hội Y tế công cộng Việt Nam;
- Đoàn kết, tương trợ với đồng nghiệp trong và ngoài Hội Y tế công cộng Việt Nam;
- Tham gia sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội Y tế công cộng Việt Nam, đóng hội phí đầy đủ
Hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các quyền lợi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ của Hội Y tế công cộng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2003/QĐ-BNV, có quy định về quyền lợi của hội viên như sau:
Quyền lợi của hội viên:
1. Tham gia thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, được ứng cử, đề cử và tham gia bầu Ban chấp hành các cấp của Hội.
2. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, được khuyến khích và tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt liên quan đến nghề nghiệp.
3. Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện tiến hành nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học cũng như bảo vệ quyền tác giả.
4. Được Hội bảo vệ những quyền lợi hợp pháp chính đáng trong nghề nghiệp.
5. Được hưởng mọi quyền lợi khác do Hội qui định
6. Được xin ra khỏi Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên tổ chức của Hội Y tế công cộng Việt Nam có các quyền lợi như sau:
- Tham gia thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, được ứng cử, đề cử và tham gia bầu Ban chấp hành các cấp của Hội Y tế công cộng Việt Nam.
- Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, được khuyến khích và tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt liên quan đến nghề nghiệp.
- Được Hội Y tế công cộng Việt Nam bảo trợ, tạo điều kiện tiến hành nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu khoa học cũng như bảo vệ quyền tác giả.
- Được Hội Y tế công cộng Việt Nam bảo vệ những quyền lợi hợp pháp chính đáng trong nghề nghiệp.
- Được hưởng mọi quyền lợi khác do Hội Y tế công cộng Việt Nam qui định
- Được xin ra khỏi Hội Y tế công cộng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?