Những đối tượng nào được phép dự trữ xăng dầu theo quy định của pháp luật? Cá nhân dự trữ xăng dầu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Những đối tượng nào được phép dự trữ xăng theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng dữ trữ xăng dầu như sau:
"Điều 30. Đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu
1. Đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc là thương nhân đầu mối.
2. Dự trữ quốc gia về xăng dầu theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia."
Theo đó, việc dự trữ xăng chỉ được phép thực hiện bởi thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Cá nhân bình thường, không hoạt động kinh doanh xăng dầu không thuộc đối tượng được phép dự trữ.
Những đối tượng nào được phép dự trữ xăng theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt hình chính khi cá nhân thực hiện dự trữ xăng dầu trái pháp luật là bao nhiêu?
Như có đề cập ở trên thì thương nhân đầu mối là đối tượng thực hiện dự trữ xăng dầu bắt buộc, họ có trách nhiệm thực hiện dự trữ xăng dầu theo quy định, hoặc việc dự trữ xăng dầu theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
Trường hợp cá nhân mua xăng dầu với lượng lớn về để sử dụng lâu dài hoặc dùng vào mục đích khác thì không được xem là dự trữ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
Căn cứ Điều 32 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 32. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không bảo đảm khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ không có Giấy chứng nhận kết quả kiểm định hoặc không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi mang chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, cá nhân thực hiện tàng trữ xăng dầu thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu xăng dầu đã tàng trữ.
Cá nhân tàng trữ xăng dầu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 115 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy:
“Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.
Tùy vào thiệt hại xảy ra mà mức phạt sẽ khác nhau căn cứ theo quy định nêu trên.
Hình phạt thấp nhất đối với hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?