Những đối tượng dân tộc thiểu số nào được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý? Các yêu cầu khi thực hiện trợ giúp pháp lý?
Những đối tượng dân tộc thiểu số nào được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý?
Đối tượng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
...
Như vậy, theo quy định, những đối tượng dân tộc thiểu số được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý bao gồm:
(1) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
(2) Những người không thuộc trường hợp trên nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng dân tộc thiểu số nào được hưởng chính trách trợ giúp pháp lý? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số gồm những tổ chức nào?
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 2 Đối tượng dân tộc thiểu số được hưởng chính trách trợ giúp pháp lý được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật.
b) Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh; Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan công tác dân tộc địa phương bao gồm: Cơ quan công tác Dân tộc cấp tỉnh và Phòng Dân tộc cấp huyện.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số bao gồm:
(1) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
(2) Chi nhánh của Trung tâm;
(3) Công ty luật;
(4) Văn phòng luật sư;
(5) Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội;
(6) Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
(7) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Các yêu cầu khi thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định thế nào?
Các yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BTP-UBDT như sau:
Các yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số
1. Bảo đảm người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý bằng tiếng của dân tộc mình trong trường hợp đối tượng yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt.
2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân tộc thiểu số tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý.
3. Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động gặp người có yêu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Như vậy, theo quy định, các yêu cầu khi thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số gồm:
(1) Bảo đảm người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý bằng tiếng của dân tộc mình trong trường hợp đối tượng yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt.
(2) Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân tộc thiểu số tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý.
(3) Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động gặp người có yêu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?