Những đối tượng cần được bảo vệ theo quy định về phòng chống mua bán người? Bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong mua bán người thế nào?
Những đối tượng cần được bảo vệ theo quy định về phòng chống mua bán người?
Căn cứ theo quy định của Điều 6 Nghị định 62/2012/NĐ-CP như sau:
Đối tượng bảo vệ
1. Nạn nhân của một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
2. Người thân thích của nạn nhân, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại của nạn nhân.
Theo đó, nạn nhân của việc mua bán người và những người thân thích của họ là những đối tượng được bảo vệ.
Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:
+ Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
- Ép buộc bán dâm;
- Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
- Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
- Làm nô lệ tình dục;
- Cưỡng bức lao động;
- Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
...
Mua bán người
Bảo vệ an toàn cho nạn nhân trong nạn mua bán người như thế nào?
Căn cứ theo quy định của Điều 30 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:
Bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân
1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;
c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Theo đó, các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm việc:
- Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
- Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;
- Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
- Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Như vậy, việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân của mua bán người và người thân thích của nạn nhân thông qua các biện pháp được liệt kê như trên.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ cho nạn nhân, thân nhân của nạn nhân trong mua bán người ra sao?
Căn cứ theo quy định của Điều 8 Nghị định 62/2012/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân;
c) Bộ đội Biên phòng;
d) Lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
e) Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
g) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
h) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
b) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
c) Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng đồn Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
d) Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
đ) Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp, bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, và 5 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
e) Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội, Giám đốc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7, Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận; đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều này áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
h) Thủ trưởng Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7 Nghị định, này đối với: nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam tại vùng lãnh thổ, nước sở tại.
3. Trường hợp nơi cư trú của người được bảo vệ không thuộc địa phận của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thì người có thẩm quyền ra quyết định bảo vệ ủy thác việc tiến hành các biện pháp bảo vệ cho cơ quan cùng cấp tương đương thuộc địa phận nơi người được bảo vệ cư trú. Cơ quan được ủy thác tiến hành các biện pháp bảo vệ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ theo ủy thác của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Như vậy, trên đây là quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ những nạn nhân, người thân của nạn nhân mua bán người của những cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?