Những cơ sở giáo dục nào có thể thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của pháp luật?
- Những cơ sở giáo dục nào có thể thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của pháp luật?
- Cơ sở giáo dục khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thì có cần phải công khai danh sách báo cáo viên hay không?
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên cơ chế nào trong việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên?
Những cơ sở giáo dục nào có thể thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 10 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định về cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục thường xuyên như sau:
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX gồm:
a) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
b) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ BDTX phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
c) Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
d) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý; có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;
3. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng.
Theo đó, những cơ sở giáo dục có thể thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên bao gồm:
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Tuy nhiên những cơ sở giáo dục này phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì mới có thể thực hiện nhiệm vụ bồi thường xuyên, cụ thể tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên thì có cần phải công khai danh sách báo cáo viên hay không?
Căn cứ Điều 19 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định về trrách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên như sau:
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này; công khai danh sách đội ngũ báo cáo viên; xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) để đánh giá kết quả bồi dưỡng theo từng nội dung của Chương trình BDTX và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) trước khi tổ chức bồi dưỡng.
2. Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX có thể liên kết với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý khác trong trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm về chất lượng, các điều kiện đảm bảo thực hiện BDTX và theo các quy định của Quy chế này./.
Từ quy định trên thì cơ sở giáo dục khi thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên phải có trách nhiệm công khai danh sách đội ngũ báo cáo viên của cơ sở mình.
Cơ sở giáo dục bồi dưỡng thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo dựa trên cơ chế nào trong việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên?
Căn cứ Điều 13 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định:
Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX trong việc thực hiện BDTX
1. Sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo theo thẩm quyền, chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Khảo sát nhu cầu BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp với đối tượng và nhu cầu thực tiễn;
b) Tổ chức BDTX giáo viên, cán bộ quản lý theo Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
b) Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
c) Thực hiện BDTX và đánh giá kết quả BDTX theo quy định.
Theo đó, cơ chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên trong việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?