Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là gì?
Các Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 619/QĐ-TTg năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, trong đó có đề cập về Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
1. Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Các Phó Chủ tịch: Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
4. Các Ủy viên:
a) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
b) Thứ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an;
Như vậy, các Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam bao gồm:
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBMC năm 2021 thì:
Phó Chủ tịch Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ngoài các nhiệm vụ nêu ở khoản 1 và 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBMC năm 2021, cụ thể
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thuộc thẩm quyền triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch liên quan đến khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên khác liên quan trên lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk, bảo đảm tính hiệu quả và đồng bộ với các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Ủy ban quy định tại Điều 6 của Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBMC năm 2021 và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao.
Thì, Phó Chủ tịch Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao còn có các nhiệm vụ, quyền hạn trong chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bộ Ngoại giao phối hợp với Văn phòng Thường trực:
- Đóng góp cho việc chuẩn bị nội dung, đề án và tham gia các phiên họp, phiên đàm phán các văn kiện pháp lý, hợp tác trong các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương có liên quan trong lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk trên cơ sở thẩm quyền, nhiệm vụ được Chính phủ giao;
- Đề xuất các nội dung hoạt động đối ngoại với các quốc gia ven sông Mê Công và các đối tác quốc tế nhằm thực hiện hiệu quả Hiệp định Mê Công 1995 và đảm bảo sử dụng công bằng, hợp lý tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên lưu vực sông Mê Công;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp xúc vận động tìm kiếm tài trợ của các Đối tác Phát triển và các tổ chức quốc tế liên quan nhằm thu hút nguồn lực phục vụ cho sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mê Công;
- Tổng hợp chia sẻ thông tin từ nước ngoài và dư luận báo chí nước ngoài liên quan đến lưu vực sông Mê Công.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được quy định như thế nào?
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-UBMC năm 2021, cụ thể:
- Ủy ban sông Mê Công Việt Nam làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số, đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban.
- Bảo đảm sự chủ động giải quyết nhiệm vụ của các thành viên Ủy ban và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành thuộc lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San - Srêpốk trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.
- Giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời, chất lượng và hiệu quả.
- Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, các Phó Chủ tịch, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là Ủy viên Ủy ban và Chánh Văn phòng Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chánh Văn phòng) ký văn bản theo thẩm quyền được phân công và được sử dụng con dấu của Ủy ban theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?