Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công gồm những gì? Giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện thông qua những cách thức nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công gồm những gì?
- Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện thông qua những cách thức nào?
- Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công gồm những gì?
Căn cứ Điều 98 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, như sau:
(1) Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có chức năng giúp các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao;
- Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư;
- Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý;
- Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định;
- Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.
(2) Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:
- Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu cần thiết;
- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan, chủ đầu tư, nhà đầu tư để làm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.
(3) Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao ở cơ quan, đơn vị mình.
Đơn vị đánh giá giám sát đầu tư
Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện thông qua những cách thức nào?
Căn cứ Điều 99 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về cách thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư, cụ thể:
“Điều 99. Cách thức, trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1. Việc theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư được thực hiện thông qua các cách thức sau:
a) Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;
b) Theo dõi thông qua báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;
c) Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp với theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.
2. Chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo dõi thường xuyên tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của các thông tin báo cáo.
3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo dõi chương trình, dự án đầu tư và theo dõi tổng thể đầu tư trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin báo cáo của chủ chương trình, chủ đầu tư, nhà đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Trường hợp cần thiết có thể thành lập Đoàn giám sát làm việc trực tiếp tại hiện trường để làm rõ về các thông tin liên quan.
[...]”
Theo đó, việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thông qua:
- Theo dõi thường xuyên tại hiện trường;
- Theo dõi thông qua báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu;
- Theo dõi thông qua báo cáo kết hợp với theo dõi định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường.
Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư được quy định tại Điều 99 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Việc kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư được tiến hành thông qua các cách thức sau:
- Thông qua báo cáo;
- Thành lập Đoàn kiểm tra, Đoàn đánh giá.
Trình tự theo dõi chương trình, dự án đầu tư:
- Xây dựng và điều chỉnh khung giám sát, đánh giá của chương trình, dự án;
- Xác định nhu cầu thông tin và chỉ số theo dõi;
- Xây dựng Kế hoạch theo dõi;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi;
- Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc theo dõi chương trình, dự án;
- Thu thập và phân tích dữ liệu;
- Báo cáo kết quả theo dõi theo chế độ quy định.
Trình tự kiểm tra chương trình, dự án đầu tư:
- Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra;
- Thành lập Đoàn kiểm tra (nếu có);
- Thông báo Kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu;
- Tiến hành cuộc kiểm tra. Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 20 ngày;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra. Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 20 ngày;
- Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra.
Trình tự thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư:
- Lập và trình duyệt Kế hoạch đánh giá;
- Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có);
- Thông báo Kế hoạch đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ đánh giá;
- Mô tả tóm tắt bản chất chương trình, dự án được đánh giá (xây dựng và điều chỉnh khung đánh giá của chương trình, dự án);
- Chuẩn bị kế hoạch đánh giá chi tiết;
- Thu thập và phân tích dữ liệu;
- Báo cáo các kết quả đánh giá;
- Thông báo kết quả đánh giá.
Trình tự thực hiện theo dõi tổng thể đầu tư:
- Xác định nhu cầu thông tin và chỉ số theo dõi;
- Xây dựng Kế hoạch theo dõi;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức hỗ trợ công tác theo dõi;
- Chuẩn bị các công cụ và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc theo dõi tổng thể đầu tư;
- Thu thập và phân tích dữ liệu;
- Báo cáo kết quả theo dõi theo chế độ quy định.
Trình tự thực hiện kiểm tra tổng thể đầu tư:
- Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra;
- Thành lập Đoàn kiểm tra (nếu có);
- Thông báo Kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm tra. Thời gian chuẩn bị tài liệu của đối tượng kiểm tra tối thiểu là 30 ngày kể tù ngày nhận được văn bản yêu cầu chuẩn bị tài liệu;
- Tiến hành cuộc kiểm tra. Thời gian thực hiện kiểm tra tại hiện trường của Đoàn kiểm tra tối đa là 30 ngày;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra. Thời gian tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra tối đa là 30 ngày;
- Thông báo kết quả kiểm tra và kết thúc kiểm tra. Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Đoàn kiểm tra.
Trình tự thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư:
- Xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung đánh giá;
- Lập và trình duyệt Kế hoạch đánh giá;
- Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có);
- Thông báo Kế hoạch đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ đánh giá;
- Thu thập và phân tích dữ liệu;
- Báo cáo các kết quả đánh giá;
- Thông báo kết quả đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới được triển khai thực hiện theo Kế hoạch 1625/KH-STNMT ra sao?
- Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức? Tải về mẫu biên bản họp chi bộ?
- Chung kết Mr World 2024 khi nào? Quy định về hình thức tổ chức cuộc thi người đẹp theo Nghị định 144 2020 ra sao?
- Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm tại cấp tỉnh ra sao?