Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính là bao lâu? Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân như thế nào?

Tôi muốn biết rằng nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội đương nhiệm được bao lâu? Và thời gian hoạt động của đại biểu Quốc hội ra sao trong bộ máy hành chính? Trách nhiệm với cử tri ra sao? Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị ra sao trong bộ máy hành chính?

Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội trong bộ máy hành chính là bao lâu ?

Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.”

Như vậy, trong bộ máy hành chính nhà nước thì nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm và nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.

Nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội

Nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội

Thời gian hoạt động của đại biểu Quốc hội ra sao trong bộ máy hành chính?

Căn cứ Điều 24 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“1. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương.
2. Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc có trách nhiệm sắp xếp thời gian, công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu.”

Như vậy, bạn hiểu rằng lúc này đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của đại biểu tại cơ quan của Quốc hội hoặc Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Hơn nữa, đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu Quốc hội làm việc có trách nhiệm sắp xếp thời gian, công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu.

Trách nhiệm với cử tri trong bộ máy hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“1. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
2. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chương trình tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ở nơi cư trú, nơi làm việc; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm. Trong quá trình tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và Quốc hội; cử tri hoặc đại diện cử tri có thể góp ý kiến với đại biểu Quốc hội tại hội nghị cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và chính quyền địa phương tổ chức trong trường hợp cần thiết. ( Cụm từ trong khoản này bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 17 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021)”

Như vậy, trong bộ máy hành chính nhà nước các quy định được nêu trên đây là toàn bộ trách nhiệm đối với cử tri mà đại biểu Quốc hội phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân ra sao?

Căn cứ Điều 28 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“1. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết.”

Như vậy, bạn thấy rằng trong bộ máy hành chính nhà nước thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật, khi nhận được khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị biết; đôn đốc, theo dõi và giám sát việc giải quyết.Hơn thế, trong trường hợp xét thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đúng pháp luật, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại; khi cần thiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó giải quyết nhằm làm sáng tỏ vụ việc đó.

Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quốc hội có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Pháp luật
Giám sát tối cao là gì? Các hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội bao gồm những hoạt động nào theo quy định?
Pháp luật
Hiến pháp 2013 Quốc hội là cơ quan gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội theo quy định thế nào?
Pháp luật
Quốc hội họp bất thường để làm gì? Hướng dẫn mới nhất của UBTVQH về công tác tổ chức kỳ họp bất thường như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội đồng ý cho phép 4 Luật nào có hiệu lực sớm từ 1/8/2024 thay vì 1/7/2024 và 1/1/2025 (Dự kiến)?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc hội có được có 02 quốc tịch không? Chủ tịch Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Chủ tịch Quốc Hội được bầu vào thời gian nào? Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội có phải tuyên thệ không?
Pháp luật
Phó Chủ tịch Quốc hội hiện nay đang có mức lương bao nhiêu? Phó Chủ tịch Quốc hội do ai bầu theo quy định?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính nhà nước Quốc hội có vị trí như thế nào? Chức năng của Quốc hội ra sao? Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu? Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội như thế nào?
Pháp luật
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân đúng không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội?
Pháp luật
Quyền lực nhà nước là gì? Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quốc hội
5,233 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào