Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào?

Tôi có câu hỏi là nhân viên thú y xã phải có trình độ đào tạo như thế nào? Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào? Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Bình Dương.

Nhân viên thú y xã phải có trình độ đào tạo như thế nào?

Nhân viên thú y xã phải có trình độ đào tạo được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã
1. Trình độ đào tạo
a) Có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
b) Có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này đối với địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hiểu biết và chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm bắt và đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi động vật, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý;
c) Có kiến thức nhận biết dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý;
d) Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện công tác thú y;
đ) Có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện quy định pháp luật về thú y;
e) Có ý thức trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
g) Hằng năm, được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
3. Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
4. Bảo đảm độ tuổi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên thú y xã phải có trình độv đào tạo như sau:

- Có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản;

- Có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này đối với địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhân viên thú y

Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bố trí nhân viên thú y xã?

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bố trí nhân viên thú y xã, thì theo quy định tại khoan 2 Điều 6 Luật Thú y 2015 như sau:

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
1. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:
a) Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
c) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
2. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.

Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương.

Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như thế nào?

Nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thú y 2015 như sau:

Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật
1. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất.
2. Nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;
b) Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.
3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh thông tin, chẩn đoán lâm sàng, điều tra ổ dịch bệnh động vật;
b) Lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh;
c) Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên thú y xã khi phát hiện động vật mắc bệnh truyền nhiễm thì phải có trách nhiệm như sau:

- Kiểm tra thông tin, chẩn đoán lâm sàng, hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y lấy mẫu xét nghiệm;

- Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 33 của Luật này;

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện.

Nhân viên y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhân viên y tế trường học có được cấp chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Bảng lương mới nhân viên y tế trường học tăng 30% hay 37% khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Lương nhân viên y tế trường học hiện nay được tính như thế nào?
Pháp luật
Bảng lương mới nhân viên y tế trường học tăng 30% khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 đúng không?
Pháp luật
Văn bằng nào được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới nhất năm 2024?
Pháp luật
Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ cô đỡ thôn, bản như thế nào?
Pháp luật
Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh của nhân viên y tế thôn, bản như thế nào? Nhân viên y tế thôn, bản có chức năng gì?
Pháp luật
Nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản từ 01/01/2024 như thế nào?
Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với nhân viên y tế thôn, bản như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với Nhân viên y tế thôn, bản mới nhất 2024 thế nào? Phạm vi hoạt động khám chữa bệnh Nhân viên y tế thôn, bản ra sao?
Pháp luật
Thông tư 27/2023/TT-BYT, quy định về phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với Nhân viên y tế thôn, bản ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhân viên y tế
1,037 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhân viên y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào