Nhân viên thú y xã được hưởng chế độ, chính sách như thế nào? Để được làm nhân viên thú y xã thì phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Nhân viên thú y xã được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Nhân viên thú y xã (Hình từ Internet)
Chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã được quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2016/NĐ-CP như sau:
Chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y ở xã, phường, thị trấn
…
2. Nhân viên thú y xã được hưởng chế độ phụ cấp và bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và được thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
3. Nhân viên thú y xã được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Theo đó, nhân viên thú y xã được hưởng một số chế độ, chính sách như sau:
- Chế độ phụ cấp và bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) và được thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Nhân viên thú y xã được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 92/2009/NĐ-CP.
Để được làm nhân viên thú y xã thì phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo đối với nhân viên thú ý xã như sau:
Tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã
1. Trình độ đào tạo
a) Có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản;
b) Có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành quy định tại điểm a khoản này đối với địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Theo đó, nhân viên thú ý xã cần có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản.
Đối với nhân viên thú y xã tại các địa bàn cấp xã thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì cần có trình độ sơ cấp trở lên một trong các chuyên ngành về: Thú y, chăn nuôi thú y, chăn nuôi, bệnh học thủy sản, nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, nhân viên thú ý xã còn phải đáp ứng cần tiêu chuẩn khác được quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã
…
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Hiểu biết và chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan;
b) Nắm bắt và đánh giá được tình hình phát triển chăn nuôi động vật, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý;
c) Có kiến thức nhận biết dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý;
d) Có năng lực tham mưu, tổ chức, thực hiện công tác thú y;
đ) Có kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện quy định pháp luật về thú y;
e) Có ý thức trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
g) Hằng năm, được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ.
3. Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
4. Bảo đảm độ tuổi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Việc bố trí nhân viên thú y xã do cơ quan nào xem xét, quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã
Chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y ở xã, phường, thị trấn
1. Căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định bố trí nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là nhân viên thú y xã) theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật thú y.
Theo đó, việc bố trí nhân viên thú y xã sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp căn cứ vào yêu cầu hoạt động thú y trên địa bàn và khả năng cân đối nguồn lực của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?