Nhân viên thủ kho trong quân đội phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ bao lâu một lần? Việc chuyển đổi vị trí công tác thực hiện ra sao?
Nhân viên thủ kho trong quân đội phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về danh mục các ngành nghề phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ như sau:
Danh mục các nhóm ngành, ngành định kỳ chuyển đổi
...
2. Nhân viên thuộc nhóm ngành, ngành
a) Thủ kho, thống kê: Quân nhu, quân y, xăng dầu, doanh trại, trang thiết bị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
b) Nhân viên tài chính đảm nhiệm các công việc: Kế hoạch ngân sách; quản lý ngân sách chi thường xuyên; quản lý ngân sách chi đầu tư; nghiên cứu chế độ quản lý, chế độ chính sách; kế toán; quản lý tài chính doanh nghiệp; quản lý giá; quản lý tài sản công, dự trữ quốc gia; quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
c) Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ các trạm cửa khẩu trên đất liền và cửa khẩu cảng. Quản giáo tại các trại giam, trại tạm giam.
Tại Điều 9 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 05 năm (đủ 60 tháng) liên tục đối với cán bộ, nhân viên đơn vị Quân đội thuộc danh mục các nhóm ngành, ngành quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Từ các quy định trên thì nhân viên thủ kho trong quân đội về quân nhu, quân y, xăng dầu, doanh trại, trang thiết bị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác định kỳ khi công tác đủ 05 năm (đủ 60 tháng) liên tục.
Nhân viên thủ kho trong quân đội phải chuyển đổi vị trí công tác định kỳ bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Việc chuyển đổi vị trí công tác định kỳ đối với nhân viên thủ kho thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về phương pháp chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Phương pháp, hình thức, thẩm quyền thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Phương pháp, hình thức định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
a) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng quyết định của cấp có thẩm quyền điều động (hoặc bổ nhiệm) từ đơn vị này sang đơn vị khác có cùng nhóm ngành, ngành chuyên môn nghiệp vụ;
b) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng quyết định, hoặc kế hoạch của cấp có thẩm quyền phân công, giao nhiệm vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cùng đơn vị, hoặc phân công nhiệm vụ theo dõi hướng địa bàn, đơn vị này sang theo dõi hướng địa bàn đơn vị khác, hoặc phân công thực hiện nhiệm vụ khác trong cùng nhóm ngành, ngành chuyên môn nghiệp vụ trong cùng đơn vị.
2. Thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác
a) Đối với cán bộ: Thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương;
b) Đối với nhân viên: Thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo quy định tại Điều lệ Công tác quân lực của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; quy chế lãnh đạo công tác quân lực của Đảng ủy các cấp.
Theo đó việc chuyển đổi vị trí công tác của nhân viên thủ kho thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện:
- Bằng quyết định của cấp có thẩm quyền điều động (hoặc bổ nhiệm) từ đơn vị này sang đơn vị khác có cùng nhóm ngành, ngành chuyên môn nghiệp vụ;
- Bằng quyết định, hoặc kế hoạch của cấp có thẩm quyền phân công, giao nhiệm vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cùng đơn vị, hoặc phân công nhiệm vụ theo dõi hướng địa bàn, đơn vị này sang theo dõi hướng địa bàn đơn vị khác, hoặc phân công thực hiện nhiệm vụ khác trong cùng nhóm ngành, ngành chuyên môn nghiệp vụ trong cùng đơn vị.
Thẩm quyền chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện theo quy định tại Điều lệ Công tác quân lực của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; quy chế lãnh đạo công tác quân lực của Đảng ủy các cấp.
Trường hợp nào thì nhân viên thuộc Bộ quốc phòng chưa được chuyển đổi vị trí công tác?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 80/2021/TT-BQP quy định về trường hợp chưa được chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Những trường hợp chưa hoặc không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; chuyển đổi vị trí công tác trong trường hợp đặc biệt
1. Chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác:
a) Cán bộ, nhân viên đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;
b) Cán bộ, nhân viên đang bị kiểm tra, thanh tra, xác minh chưa có kết luận; đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
c) Cán bộ, nhân viên đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; đang đi học tập trung 12 tháng trở lên; đang đi biệt phái;
d) Cán bộ, nhân viên nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi cán bộ, nhân viên nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ chết hoặc điều kiện khách quan khác.
2. Không thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, nhân viên có thời hạn công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
3. Đối với các đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục thuộc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác mà vị trí này có yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của đơn vị đó thì báo cáo với thủ trưởng đơn vị cấp trên trực tiếp quyết định. Đơn vị cấp trên trực tiếp tổng hợp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
Như vậy việc chuyển đổi vị trí công tác chưa được thực hiện khi:
- Nhân viên đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật;
- Nhân viên đang bị kiểm tra, thanh tra, xác minh chưa có kết luận; đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
- Nhân viên đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; đang đi học tập trung 12 tháng trở lên; đang đi biệt phái;
- Nhân viên nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nhân viên nam phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ chết hoặc điều kiện khách quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?