Nhân viên lái tàu trên đường sắt phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Trường hợp nhân viên lái tàu không có Giấy phép lái tàu bị xử lý như thế nào?

Lái tàu có phải là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu không? Những tiêu chuẩn đối với lái tàu là gì? Trường hợp lái tàu đang điều khiển tàu mà không có Giấy phép thì bị xử lý như thế nào? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn.

Lái tàu là ai?

Theo điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định về các chức danh thuộc vị trí nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, trong đó bao gồm lái tàu.

Theo đó, lái tàu là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

 Lái tàu cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Lái tàu cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Lái tàu cần đáp ứng tiêu chuẩn nào?

Về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lái tàu được chia thành 02 nhóm:

* Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng được quy định tại Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT như sau:

- Tiêu chuẩn của lái tàu:

+ Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

+ Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

+ Đối với lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.

- Nhiệm vụ của lái tàu:

+ Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

+ Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu;

+ Vận hành đầu máy an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng lịch trình của biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;

+ Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp;

+ Chỉ được phép điều khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển;

+ Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga kể cả khi đầu máy chạy đơn;

+ Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài;

+ Hướng dẫn, giám sát phụ lái tàu thực hành lái tàu và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong quá trình phụ lái tàu thực hành lái tàu.

- Nhiệm vụ của lái tàu đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu (đầu máy chạy đơn, đoàn tàu hàng sử dụng thiết bị đuôi tàu mà không bố trí trưởng tàu) ngoài thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này thì phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

+ Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn chạy tàu;

+ Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chạy tàu an toàn;

+ Khi tàu qua mỗi ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn qua bộ thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết (kể cả trường hợp tàu thông qua ga);

+ Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác thành phần, tần số đoàn tàu, giờ tàu đi, đến, thông qua, dừng trong khu gian và các sự việc phát sinh có liên quan khác vào nhật ký tàu và các biểu báo quy định;

+ Thử hãm đoàn tàu trong trường hợp tàu dừng ở dọc đường quá 20 phút hoặc tại các ga không có trạm khám xe có cắt móc toa xe. Ngoài ra, phải tham gia hội đồng thử hãm đoàn tàu tại các ga đoàn tàu xuất phát và tại các ga đoàn tàu tác nghiệp kỹ thuật;

+ Làm thủ tục xin cứu viện và tham gia cứu viện;

+ Ghi nhật ký, lập các báo cáo liên quan đến hành trình tàu chạy;

+ Giao nhận hồ sơ đã được niêm phong liên quan đến vận tải hàng hóa theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu;

+ Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hỗn hợp thì lái tàu của tàu đầu tiên là người chỉ huy chung của đoàn tàu hỗn hợp;

+ Khi đoàn tàu hàng có từ 02 đầu máy kéo tàu trở lên mà không có trưởng tàu thì lái tàu đầu máy chính thực hiện các nhiệm vụ trưởng tàu hàng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

- Quyền hạn:

+ Từ chối cho đầu máy, cho tàu chạy nếu xét thấy đầu máy, tàu chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho Thủ trưởng doanh nghiệp của mình, trực ban chạy tàu ga biết để giải quyết;

+ Đình chỉ công tác đối với phụ lái tàu khi có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp phụ trách để bố trí người thay thế;

+ Đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì lái tàu có thêm các quyền hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

* Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với lái tàu trên đường sắt đô thị được quy định tại Điều 20 Thông tư 33/2018/TT-BGTVTkhoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2020/TT-BGTVT như sau:

- Tiêu chuẩn:

+ Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;

+ Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Nhiệm vụ:

+ Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;

+ Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.

- Quyền hạn: Từ chối cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.

Bên cạnh những tiêu chuẩn nêu trên, theo khoản 3 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định lái tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm như sau:

- Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;

- Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;

- Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.

Lái tàu điều khiển tàu mà không có Giấy phép bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 62 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định trường hợp người lái tàu điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà không có Giấy phép lái tàu thì xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy phép lái tàu.

- Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả.

Như vậy, người lái tàu là chức danh thuộc vị trí nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu. Theo đó, người lái tàu phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện, tiêu chuẩn đối với vị trí của lái tàu và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định.

Đối với trường hợp người lái tàu điều khiển tàu không có Giấy phép lái tàu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, cụ thể là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và hình phạt bổ sung là tịch thu bằng, chứng chỉ chuyên môn giả, Giấy phép lái tàu giả.

Lái tàu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhân viên lái tàu trên đường sắt phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Trường hợp nhân viên lái tàu không có Giấy phép lái tàu bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lái tàu
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
1,270 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lái tàu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào