Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu?
- Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bao lâu?
- Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải đáp ứng các điều kiện nào?
Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khám, sửa chữa toa xe, lập tàu, thử hãm
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên khám xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến hoặc thực hiện khám, sửa chữa đoàn tàu đi, đến không đúng, không đủ nội dung theo quy định;
b) Tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ theo quy định;
c) Để toa xe không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nối vào đoàn tàu;
d) Không phát hiện hoặc phát hiện nhưng không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của toa xe gây chậm tàu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
...
Như vậy, nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ theo quy định sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ bao lâu?
căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
…
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với nhân viên khám xe tiến hành sửa chữa toa xe trên đường sắt trong ga khi chưa thực hiện biện pháp phòng vệ là 01 năm.
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu
...
2. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các điều kiện sau đây:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
3. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm nhiệm vụ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện các công việc theo chức danh, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt;
b) Tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu; chấp hành các quy định, chỉ thị của cấp trên;
c) Mặc đúng trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
a) Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
b) Nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
c) Chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại điểm k khoản 1 Điều này.
Theo đó, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc phải có các điều kiện sau đây:
- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh theo quy định của pháp luật;
- Có đủ điều kiện sức khỏe khi tuyển dụng và giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đường sắt 2017 còn phải có giấy phép lái tàu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?