Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa có được môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không?
- Nhân viên Sở giao dịch hàng hóa có được môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không?
- Nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa bị phạt bao nhiêu?
- Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không?
Nhân viên Sở giao dịch hàng hóa có được môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không?
Căn cứ Điều 71 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
1. Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
2. Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn;
b) Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa;
c) Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá;
d) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định này, môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá là một trong những hành vi mà nhân viên Sở giao dịch hàng hoá không được phép thực hiện.
Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa (hình từ Internet)
Nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 77 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của nhân viên của sở giao dịch hàng hóa thực hiện việc môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, nhân viên vi phạm quy định này còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa không?
Căn cứ khoản 4 Điều 83 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 và Mục 9 Chương II của Nghị định này; không vượt quá 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, h, i, k và l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, mức phạt tối đa đối với nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là 3.000.000 đồng (thấp hơn mức tối đa mà Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt).
Do đó có thể kết luận, Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt nhân viên Sở giao dịch hàng hóa môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?