Nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm vượt quá hạn mức quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm tại vùng miền núi là bao nhiêu?
- Cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm vượt quá hạn mức quy định bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Bị Nhà nước thu hồi đất nhận chuyển quyền sử dụng do vượt quá hạn mức thì có được bồi thường hay không?
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm tại vùng miền núi là bao nhiêu?
Tải về Tổng hợp trọn bộ các văn bản hiện hành về Luật Đất đai mới nhất
Căn cứ Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
1. Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:
a) Không quá 30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
2. Đất trồng cây lâu năm:
a) Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
b) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Đất rừng sản xuất là rừng trồng:
a) Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
b) Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
...
Như vậy, theo quy định trên, hạn mức tối đa được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với vùng miền núi là không quá 300 héc ta.
Nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm vượt quá hạn mức quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?(Hình từ Internet)
Cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm vượt quá hạn mức quy định bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt khi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 44 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:
Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 130 của Luật đất đai và Điều 44 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
1. Hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 01 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 héc ta đến 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 héc ta đến 05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
Như vậy, theo quy định trên hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức trên 05 héc ta sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trong trường hợp này, bạn đã nhận chuyển nhượng 310 ha đất trồng cây lâu năm, tức là hơn mức quy định 10 ha. Do đó bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức.
Trường hợp nếu bạn không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
Bị Nhà nước thu hồi đất nhận chuyển quyền sử dụng do vượt quá hạn mức thì có được bồi thường hay không?
Căn cứ Điều 82 Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất như sau:
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
Như đã nói ở trên, trường hợp nếu người sử dụng đất không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
Đồng thời, theo quy định thì Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp quy định tại Điều 64 của Luật Đất đai thì không được bồi thường.
Do đó, trong trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất nhận chuyển quyền sử dụng do vượt quá hạn mức thì bạn không được nhận bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?