Nhãn bao bì ngoài của thuốc đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc nào?

Đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro có bắt buộc phải có Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc không? Nhãn bao bì ngoài của thuốc đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc nào? Câu hỏi đến từ anh T.L sống ở Bình Định.

Nhãn bao bì ngoài của thuốc đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc nào?

Các nội dung bắt buộc phải ghi ở nhãn bao bì ngoài của thuốc đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 06/2016/TT-BYT quy định như sau:

- Tên sinh phẩm;

- Thành phần cấu tạo của sinh phẩm: Ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ hoạt chất cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc phải ghi thành phần và hàm lượng tá dược;

- Quy cách đóng gói;

- Mục đích sử dụng, cách dùng;

- Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản;

- Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu;

- Các dấu hiệu lưu ý;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sinh phẩm;

- Xuất xứ của sinh phẩm.

Lưu ý:

Trường hợp nhãn bao bì ngoài có kích thước nhỏ không thể hiện được tất cả nội dung bắt buộc thì phải ghi các nội dung đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro như sau:

- Tên sinh phẩm;

- Thành phần cấu tạo của sinh phẩm: Ghi đầy đủ thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ hoạt chất cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất, không bắt buộc phải ghi thành phần và hàm lượng tá dược;

- Quy cách đóng gói;

- Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản;

- Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sinh phẩm;

- Xuất xứ của sinh phẩm.

Những nội dung bắt buộc khác còn thiếu phải được ghi trên nhãn phụ đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2016/TT-BYT cụ thể:

- Nhãn phụ phải ghi toàn bộ các nội dung bắt buộc mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 06/2016/TT-BYT nêu trên.

Trường hợp nhãn phụ có kích thước nhỏ không thể ghi đủ nội dung bắt buộc mà nhãn gốc chưa có hoặc còn thiếu thì phải ghi tối thiểu các nội dung quy định tại điểm a, đ, e, h và i khoản 2 Điều 7 Thông tư 06/2016/TT-BYT cụ thể:

- Tên sinh phẩm;

- Số lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, Điều kiện bảo quản;

- Số đăng ký hoặc số giấy phép nhập khẩu;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sinh phẩm;

- Xuất xứ của sinh phẩm.

Lưu ý:

Các nội dung khác phải ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng và trên nhãn đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải ghi dòng chữ: “Các thông tin khác đề nghị xem trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo” và coi phần ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng đã được chỉ ra trên nhãn phụ là một phần của nhãn phụ.

Nhãn phụ phải được gắn, dán chắc chắn lên bao bì ngoài của thuốc hoặc bao bì trực tiếp trong trường hợp thuốc không có bao bì ngoài và không được che khuất các nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

Sinh phẩm chẩn đoán in vitro

Sinh phẩm chẩn đoán in vitro (Hình từ Internet)

Đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro có bắt buộc phải có Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc không?

Đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro có bắt buộc phải có Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc không thì theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 06/2016/TT-BYT quy định như sau:

Yêu cầu chung của Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
1. Thuốc lưu hành trên thị trường phải có Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Mỗi bao bì thương phẩm phải kèm theo tối thiểu 01 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nguyên liệu, bán thành phẩm làm thuốc, dược liệu, cao chiết từ dược liệu, thuốc pha chế theo đơn sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro sử dụng theo máy xét nghiệm, tờ hướng dẫn sử dụng không bắt buộc kèm theo bao bì thương phẩm mà có thể kèm theo máy xét nghiệm (thể hiện trên giấy hoặc bằng phần mềm cài đặt theo máy) hoặc thể hiện trên trang điện tử hoặc website của nhà sản xuất.
...

Theo đó, đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro sử dụng theo máy xét nghiệm, tờ hướng dẫn sử dụng không bắt buộc kèm theo bao bì thương phẩm mà có thể kèm theo máy xét nghiệm (thể hiện trên giấy hoặc bằng phần mềm cài đặt theo máy) hoặc thể hiện trên trang điện tử hoặc website của nhà sản xuất.

Nội dung tờ hướng dẫn sử dụng đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro?

Tờ hướng dẫn sử dụng sinh phẩm chẩn đoán in vitro được trình bày gồm các nội dung theo Điều 16 Thông tư 06/2016/TT-BYT sau đây:

- Tên sinh phẩm.

Ghi câu khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, “Để xa tầm tay trẻ em” sau tên sinh phẩm.

- Thành phần cấu tạo của sinh phẩm.

Ghi đầy đủ thành phần hoạt chất cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Ghi rõ hàm lượng hoặc nồng độ của từng hoạt chất, không bắt buộc ghi hàm lượng hoặc nồng độ của tá dược.

- Quy cách đóng gói.

- Mục đích sử dụng, cách dùng

Ghi rõ nguyên lý, quy trình xét nghiệm, cách đọc kết quả.

- Độ nhậy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giới hạn phát hiện (không yêu cầu đối với sinh phẩm để hiệu chuẩn máy, chứng, chuẩn định xét nghiệm);

- Thận trọng và cảnh báo.

- Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo

- Điều kiện bảo quản, hạn dùng của sinh phẩm và các yếu tố ảnh hưởng (nếu có).

- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất.

- Ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc: là ngày được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Y tế phê duyệt khi cấp số đăng ký lưu hành thuốc hoặc ngày phê duyệt các nội dung thay đổi, cập nhật tờ hướng dẫn sử dụng gần nhất.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hướng dẫn sử dụng thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm trong việc chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
Pháp luật
Có ít nhất bao nhiêu tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được chứa trong bao bì ngoài của thuốc theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Loại thuốc nào phải giữ nguyên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc gốc bằng tiếng nước ngoài theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Nhãn bao bì ngoài của thuốc đối với sinh phẩm chẩn đoán in vitro phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc nào?
Pháp luật
Quy định mới về công bố nội dung tờ hướng dẫn sử dụng thuốc generic từ 15/01/2024 theo hướng dẫn tại Thông tư 23/2023/TT-BYT ra sao?
Pháp luật
Quy định mới về cách ghi hạn dùng trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc từ 15/01/2024 theo Thông tư 23/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Các trường hợp được thông quan để bổ sung hoặc thay thế tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng Việt từ 15/01/2024?
Pháp luật
Hướng dẫn cập nhật mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt lên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cục quản lý dược?
Pháp luật
Nội dung ghi cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc phải đầy đủ những thông tin gì? Các khuyến cáo sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai phải bao gồm nội dung gì?
Pháp luật
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là gì? Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc phải đáp ứng những yêu cầu nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thuộc Danh mục thuốc biệt dược gốc có nội dung thay đổi phải được công bố thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hướng dẫn sử dụng thuốc
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
447 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hướng dẫn sử dụng thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hướng dẫn sử dụng thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào